Khám phá mới

Hoàng đế `chột` và sở thích giết người bệnh hoạn nổi tiếng lịch sử Trung Quốc

Tiền Tần (350-394) là một nước trong thời Ngũ Hồ thập lục quốc, cuối thời Đông Tấn (265-420). Mới đầu, Tiền Tần chỉ chiếm giữ vùng Quan Trung, sau đó họ mở mang lãnh thổ, tiêu diệt các quốc gia khác của người Hồ ở miền bắc Trung Quốc, uy hiếp cả nhà Tấn. Tuy nhiên, sau thất bại ở trận Phì Thủy thì Tiền Tần nhanh chóng sụp đổ (394).

Tiền Tần tồn tại được 44 năm với 6 đời vua. Trong đó, đời vua thứ hai là Phù Sinh (355-357), con trai thứ 3 của Hoàng đế khai quốc Phù Kiện. Phù Sinh từ bé đã có khuynh hướng bạo lực, độc đoán và rất tàn bạo. Chỉ 2 năm sau khi lên ngôi, Phù Sinh bị em họ Phù Kiên lật đổ và bị giết. Vì thế mà ông không được phong thụy hiệu hoàng đế. Sử sách gọi ông là Việt Lệ Vương.

vua-chot-2

Phù Sinh bị chột một mắt ngay từ khi mới ra đời. Nhưng trong truyền thuyết lại ghi rằng, Phù Sinh ngày bé vì trộm trứng đại bàng mà bị mổ hỏng mất 1 con mắt. Càng lớn, Phù Sinh càng cho thấy mình có sức mạnh hơn người, võ nghệ tinh thông. Phù Sinh cũng thường xuyên lập đại công trong các chiến dịch. Hai anh trai là Phù Trường và Phù Tinh đều chết trên chiến trường nên Phù Sinh được phong làm Thái tử kế vị.

Năm 355, Phù Sinh lên ngôi và nhanh chóng bộc lộ sở thích bạo lực của mình. Vị hoàng đế chột này thích giết chóc, thường xuyên dùng các hình phạt tàn khốc để mua vui, chỉ cần thích là xử tử. Mới đầu, Phù Sinh chỉ đối xử tàn nhẫn với động vật. Chẳng hạn như ném chúng vào nước sôi, lột da khi còn sống… Sau đó, dần dần Phù Sinh “nâng cấp” lên và áp dụng với người sống.

vua-chot-1

Từ kẻ hầu người hạ đến các đại thần đều sống trong sợ hãi bởi khi Phù Sinh “lên cơn” có thể mất mạng bất cứ lúc nào. Vị hoàng đế này xem giết chóc là thú vui. Các vị quan lớn như Ngư Tuân, Lôi Nhược Nhi, Mao Quý, Vương Đọa, Đoàn Chuẩn, Tân Lao đều là khai quốc công thần nhưng bị Phù Sinh xử tử tàn nhẫn.

Chưa dừng lại ở đó, Phù Sinh sau một giấc mơ bệnh hoạn đã ra lệnh hành quyết nhiều người trong gia tộc Hoàng hậu, từ nhạc phụ cho đến chính vợ mình ông cũng không tha. Hàng loạt anh em của Phù Sinh bị xử trảm vì vị vua này cho rằng họ âm mưu lật đổ mình. Cuộc lạm sát của Phù Sinh khiến cả Cường Thái hậu – mẹ ruột của ông sợ hãi, qua đời trong đau khổ ở hậu cung.

Vị vua chột luôn có suy nghĩ rằng mình bị người đời chế giễu vì khiếm khuyết. Vì thế ông hạ lệnh cấm toàn diện những những từ như “bất túc, bất cụ, thiểu, vô, khuyết, thương, tàn, hủy, thiên, chỉ” trong cung. Vì thế mà hàng trăm người vì phạm húy đã bị Phù Sinh xử trảm không nương tay.

vua-chot-3

Đến năm 257, em họ của Phù Sinh là Phù Kiên dấy binh lật đổ vị vua này. Các cận binh hoàng cung từ lâu bất bình trước sự tàn bạo của Phù Sinh đồng lòng giúp sức cho Phù Kiên. Thời điểm bị bắt sống, Phù Sinh đang say rượu và hành hình các hoạn quan. Vị vua chột bị phế vị và hành quyết sau đó. Phù Kiên lên ngôi, lấy hiệu là Tần Tuyên chiêu Đế.

 

Bí mật về “ông tổ” nghề trai bao chuyên phục vụ cho mẹ của Tần Thủy Hoàng

(Techz.vn) – Trên thực tế, nghề trai bao đã có từ rất sớm tại Trung Quốc. “Ông tổ” của nghề này được cho là xuất hiện vào thời Chiến Quốc, khoảng những năm 200 TCN.