7 hòn vọng phu nổi tiếng ở Việt Nam: Truyền thuyết về sự tích nàng Tô Thị bồng con chờ chồng ở đâu?
Việt Nam có 7 hòn vọng phu hay còn gọi là những hòn đá có hình giống người thiếu phụ chờ chồng phân bố ở trên nhiều tỉnh thành khác nhau như: Hòn vọng phu trên đỉnh núi Bà, Bình Định; Hòn vọng phu trên đỉnh núi M'drak, Đắk Lắk; Hòn vọng phu trên đỉnh núi Nhồi, Thanh Hoá; Hòn vọng phu bên bờ khe Giai, bản Cơ Lêc, Nghệ An; Hòn vọng phu Nàng Tô Thị, Hòn Vọng Phu ở Quảng Nam; Hòn vọng phu núi đá Chồng ở Tuy Hòa.
Trong 7 hòn vọng phu này thì hòn vọng phu ở tỉnh Lạng Sơn với danh xưng “Nàng Tô Thị” là phổ biến hơn cả. Theo đó, tượng đá độc đáo này nằm trên ngọn núi cùng tên nàng Tô Thị thuộc quần thể Khu danh thắng Nhị – Tam Thanh, thành nhà Mạc thuộc phường Tam Thanh, thành phố Lạng Sơn (tỉnh Lạng Sơn). Năm 1962, khu di tích này, trong đó bao gồm cả núi Tô Thị đã được Bộ Văn hóa – Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng cấp quốc gia.
Truyền thuyết về sự tích nàng Tô Thị ở Lạng Sơn có nhiều dị bản khác nhau, tuy nhiên ý chính của câu chuyện vẫn là hình ảnh nàng Tô Thị bồng con chờ chồng ở Lạng Sơn, biểu tượng cho lòng chung thủy son sắt của người phụ nữ Việt Nam.
Hình ảnh nàng Tô Thị cũng đã được đưa vào chương trình học của học sinh cấp 1 với câu ca dao phổ biến: Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa, có nàng Tô Thị có chùa Tam Thanh…GS.TS Lâm Thị Mỹ Dung, chuyên gia lịch sử, Đại học Quốc gia Hà Nội khẳng định: Ở Việt Nam có nhiều câu chuyện về hòn vọng phu và chắc chắn câu chuyện hòn vọng phu lưu truyền ở Lạng Sơn có ảnh hưởng sâu đậm, rộng khắp trong tâm thức người Việt. Điểm đặc sắc nhất của tượng đá nàng Tô Thị là sự kết tinh cao nhất lòng chung thủy son sắt của người phụ nữ.
Nữ giáo sư toán học đầu tiên của VN: 'Mẹ đẻ' của trường ĐH Thăng Long, học trò của Grothendieck
Bà đã đạt tiêu chuẩn học lên Tiến sĩ tại Đại học Pháp khi chỉ mới 26 tuổi và là giáo sư tiến sĩ toán học nữ đầu tiên của Việt Nam, luôn khắc khoải về những hoài bão xây dựng 1 nền giáo dục tiên tiến nhất.