5 nghề lạ không cần bằng chỉ có ở Việt Nam: Nghề số 2 nghe đã thấy ớn, nghề cuối thu nhập cực khủng
Câu chuyện việc làm vẫn luôn là điều khiến giới trẻ nói riêng, người dân Việt Nam nói chung phải “đau đầu”. Học xong, ra trường làm gì là câu hỏi thường trực với mỗi bạn trẻ. Có lẽ nhiều người không biết, ở nước ta có một số nghề tỷ lệ cạnh tranh khá thấp, thu nhập lại đều tay và cũng kha khá nếu chăm chỉ. Dưới đây là 5 nghề độc lạ chỉ có ở Việt Nam do Techz tổng hợp.
- Nghề xé quần jeans
Đây là nghề vô cùng độc lạ ở Sài Gòn. Công việc đúng như tên gọi của nó: Xé quần jean tạo kiểu cách. Dụng cụ làm việc chỉ đơn giản là chiếc kéo cắt chỉ. Người làm cần phải sáng tạo ra những kiểu xé khác nhau, giúp chiếc quần trở nên độc đáo nhất có thể.
Tùy vào mảng xé mà tiền công sẽ được trả cho người làm, thông thường nó dao động từ 10 đến 30 nghìn đồng/chiếc quần jeans. Một người hành nghề này tại Sài Gòn, ông Trương Tấn Viễn (59 tuổi) cho biết mình mất vài chục phút đến cả tiếng đồng hồ để “xé quần”. Mỗi ngày ông Viễn sẽ kiếm được từ 250 nghìn đồng – 300 nghìn đồng, cùng với tiền sửa chữa, may vá thì thu nhập cũng kha khá.
- Ngồi im cho muỗi đốt
Công việc tưởng chừng vô lý này lại có thật ở nước ta. Phòng thí nghiệm thuộc Khoa Côn trùng và Động vật y học tại Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương là địa điểm làm việc. Người làm việc sẽ đưa 2 tay hoặc 2 chân vào lồng muỗi, giữ yên trong 10 – 15 phút. Nhiệm vụ của họ chỉ là ngồi yên để muỗi hút no máu. Giới nghiên cứu gọi công việc đó là nuôi muỗi, cho muỗi ăn.
Sở dĩ có nghề này là vì các nhà nghiên cứu cần nuôi muỗi, cho chúng ăn đủ chất để đẻ ra những quả trứng chất lượng, có vậy đàn muỗi mạnh khỏe mới chào đời, phục vụ công tác nghiên cứu. Được biết công việc kỳ lạ đó nhằm phục vụ dự án đánh giá khả năng muỗi Aedes Aegypti (muỗi vằn) mang vi khuẩn Wolbachia (ít có khả năng lây truyền bệnh sốt xuất huyết) thay thế quần thể muỗi vằn tự nhiên (lây truyền bệnh sốt xuất huyết) trên đảo Trí Nguyên (Khánh Hòa).
- Nghề ngửi mít thuê
Tại Tây Nam Bộ, các tỉnh phía Bắc, mít được trồng để xuất nhập khẩu sang châu Âu, Trung Quốc nên yêu cầu về chất lượng rất cao. Nghề ngửi mít ra đời từ đây. Nhiệm vụ của họ là ngửi mít, xác định độ già của từng trái rồi hái cho chủ vườn.
Vì cần nhiều kinh nghiệm nên thu nhập của nghề cũng rất hậu hĩnh. Con số được tiết lộ có khi lên đến hơn trăm triệu đồng/năm. Nhưng chỉ cần 1 lần hái nhầm mít non, bị xơ đen thì coi như mất nghề vì chẳng ai dám thuê lần sau.
- Nghề bồng heo thuê
Tại các khu chợ mua bán heo lớn nhất Việt Nam ở chợ heo Bà Rén (xã Quế Xuân, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam), xuất hiện nghề bồng heo thuê. Không phải ai cũng đủ sức khỏe, chịu khó để bồng một chút heo nên nghề này mới ra đời.
Người làm việc là những người phụ nữ, nhận thù lao khoảng 500 – 1000 đồng (giá từ năm 2014). Từ khi có người bồng heo, công việc cân heo giống, nhốt heo vào rọ hay trói để cân trở nên đơn giản hơn rất nhiều. Chính vì thế mà nghề này đang ngày càng trở nên phổ biến.
- Nghề buôn nước biển, lấy nước thiêng
Ở Sài Gòn có nghề kỳ lạ là buôn nước biển. Người làm sẽ dùng can chở nước biển từ Vũng Tàu về Sài Gòn rồi bán cho các nhà hàng, chủ vựa hải sản để họ kinh doanh hải sản tươi sống, bảo quản thực phẩm. Giá mỗi can 30 lít sẽ rơi vào từ 70 nghìn – 100 nghìn đồng/khối nước biển.
Trong khi đó, lấy nước thiêng là nghề “vip” của người dân Phú Thọ. Có lời đồn nguồn nước ở ngã ba sông Lô – Đà – Hồng tại Phú Thọ rất linh thiêng và không phải ai cũng lấy được. Người lấy nước phải có tâm trong sáng, không vụ lợi. Chính vì thế mà nhiều người dân đã mở dịch vụ lấy nước thiêng giúp du khách. Thu nhập của nghề này có thể lên đến hàng triệu đồng mỗi ngày vì lượng khách rất ổn định.
Tiết lộ dòng họ lâu đời nhất thế giới, tồn tại 2500 năm, ông tổ là người rất quen thuộc với Việt Nam
Dòng họ lâu đời này đã trải qua với 86 thế hệ nối tiếp, trong suốt 2500 năm. Ông tổ của họ là nhân vật kiệt xuất nghìn năm có một, sức ảnh hưởng rất lớn.