Khám phá mới

4 đại gia tộc trí thức bậc nhất Việt Nam: 1 dòng họ đã đi vào huyền thoại khoa bảng nước nhà

  1. Huyền thoại gia đình khoa bảng của cố giáo sư Nguyễn Lân

Nguyễn Lân là gia tộc nổi tiếng bậc nhất Việt Nam về tri thức. Cố giáo sư, nhà giáo nhân dân Nguyễn Lân (1906 – 2003) từng là người cống hiến rất nhiều cho nền giáo dục nước nhà. Ông có công lớn trong việc xây dựng bộ môn và khoa tâm lí học, giáo dục học của các trường Sư phạm tại Việt Nam.

gia-toc-2-1686210392.jpg
 

8 người con của cố giáo sư Nguyễn Lân đều là giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ. Tất cả đều chọn nghề thầy thuốc hoặc thầy giáo. Ngay từ nhỏ họ đã được bố và mẹ là bà Nguyễn Thị Tề dìu dắt, rèn luyện cho tính hiếu học. Bản thân mỗi người trong nhà Nguyễn Lân cũng đều có tư chất thông minh hơn người, học 1 hiểu 10.  Ngoài ra, con dâu, con rể, cháu của gia đình này cũng rất giỏi.

gia-toc-3-1686210392.jpg
 

Giáo sư - tiến sĩ khoa học - nhạc sĩ Nguyễn Lân Tuất (người con cả của giáo sư Nguyễn Lân): Người Việt Nam đầu tiên được tổng thống Nga Vladimir Putin phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Công huân Liên bang Nga năm 2001.

Tiến sĩ Nguyễn Tề Chỉnh (người con thứ hai): Nguyên giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

Giáo sư - tiến sĩ - nhà giáo nhân dân Nguyễn Lân Dũng (người con thứ ba): Một trong những nhà khoa học đầu ngành vi sinh vật học, chuyên gia cao cấp Viện Vi sinh vật và Công nghệ sinh học; đại biểu Quốc hội các khóa X, XI, XII.

Phó giáo sư - tiến sĩ Nguyễn Lân Cường (người con thứ tư): Nghiên cứu viên cao cấp, chuyên gia đầu đàn của bộ môn cổ nhân học; Phó Tổng Thư ký Hội Khảo cổ học Việt Nam, giảng viên Khoa Lịch sử - Đại học Quốc gia Hà Nội.

Giáo sư - tiến sĩ Nguyễn Lân Hùng (người con thứ năm): Tổng Thư ký Hội Các ngành sinh học Việt Nam, giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

Phó giáo sư - tiến sĩ Nguyễn Lân Tráng (người con thứ sáu): Giảng viên Bộ môn Hệ thống điện - Trường Đại học Bách khoa Hà Nội.

Giáo sư - tiến sĩ - thầy thuốc nhân dân Nguyễn Lân Việt (người con thứ bảy): Viện trưởng Viện Tim mạch, Phó Chủ tịch Hội Tim mạch Việt Nam, nguyên hiệu trưởng Trường Đại học Y Hà Nội.

Phó giáo sư - tiến sĩ Nguyễn Lân Trung (người con út): Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội, Phó Chủ tịch Liên đoàn Bóng đá Việt Nam.

  1. Đại gia đình của doanh nhân Đỗ thế Sử

Ông Đỗ Thế Sử là doanh nhân nổi tiếng của thương trường Việt Nam. Ông từng đảm nhận vị trí Tổng biên tập báo Sơn Tây năm 38 tuổi, sau đó xin nghỉ để làm kinh doanh. Ở tuổi 62, ông Đỗ Thế Sử vẫn tổ chức sản xuất hàng may mặc đưa sang Tiệp Khắc. Đến năm ông 73 tuổi, Công ty May mặc Gamexco được thành lập. Năm 2012, ông Đỗ Thế Sử được phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam VCCI tặng kỷ niệm chương “Vì sự phát triển doanh nghiệp”. Đáng nói, 11 người con của vị doanh nhân lão làng này cũng rất tài giỏi, xứng danh “hổ phụ sinh hổ tử”.

gia-toc-10-1686210392.jpg
 
gia-toc-9-1686210392.jpg
 

Người con trai cả là Đại tá, Kỹ sư Đỗ Thái Tùng đã nghỉ hưu nhưng vẫn đang làm việc cho một công ty lớn ở Hà Nội.

Thầy thuốc nhân dân Đỗ Tất Cường, nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Quân đội 103, hiện là viện trưởng Viện nghiên cứu bệnh viện Vimec.

Ông Đỗ Minh Phú, Chủ tịch Tập đoàn Vàng bạc đá quý Doji, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Tiên Phong.

Ông Đỗ Quốc Bình, Chủ tịch Hiệp hội Taxi Hà Nội

Ông Đỗ Anh Tuấn, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Cơ nhiệt lạnh FTD.

Ông Đỗ Anh Tú, Tổng giám đốc Công ty Diana.

Người con trai thứ bảy là Đỗ Khôi Nguyên, tốt nghiệp Tiến sĩ Luật ở Mỹ, hiện đang làm cho một công ty của Mỹ ở Hà Nội.

Con gái của ông Đỗ Thế Sử là Đỗ Kim Dung giữ chức Giám đốc Công ty sản xuất ống nhựa cho các công ty sữa; Đỗ Xuân Mai điều hành Công ty Green Global cùng chồng… Các cháu, chắt của vị doanh nhân tài ba này hiện đều làm lãnh đạo hoặc làm việc tại các công ty nước ngoài, tập đoàn lớn.

  1. Gia đình y đức của cố giáo sư, bác sĩ Tôn Thất Tùng

Cố giáo sư Tôn Thất Tùng (1912 – 1982) là biểu tượng của ngành y Việt Nam và thế giới. Ông nổi tiếng trong lĩnh vực gan và giải phẫu gan. Ông vốn sinh ra trong một gia đình tri thức có truyền thống lâu đời. Gia tộc ông thuộc tầng lớp quý tộc ở triều Nguyễn, cha là Tôn Thất Niên, Tổng đốc Thanh Hóa và mẹ là Hồng Thị Mỹ Lệ.

gia-toc-4-1686210392.jpg
 

Tiếp nối truyền thống gia đình, giáo sư, bác sĩ Tôn Thất Tùng sau khi tốt nghiệp Trường Y khoa Hà Nội, ông từng làm Giáo sư Chủ nhiệm Bộ môn Ngoại – Đại học Y Dược Hà Nội từ năm 1954. Sau này, ông phát minh ra phương pháp cắt gan có quy phạm, được đưa vào sách vở của Pháp, Mỹ. Suốt 70 năm làm nghề, ông có 123 công trình nghiên cứu, là tác giả cuốn “Phẫu thuật cắt gan”.

gia-toc-5-1686210392.jpg
 
gia-toc-6-1686210392.jpg
 

Cố giáo sư Tôn Thất Tùng có 3 người con đều làm rạng danh gia đình là Tôn Nữ Ngọc Trân, Tôn Nữ Hồng Tâm và Tôn Thất Bách. Trong đó, nổi tiếng nhất là Phó Giáo sư – Viện sĩ, Bác sĩ Tôn Thất Bách – nguyên Hiệu trưởng Đại học Y Hà Nội, nguyên Giám đốc Bệnh viện Việt Đức, nguyên Viện sỹ Viện hàn lâm ngoại khoa Pháp, Viện sỹ Viện hàn lâm khoa học New York, Phó Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội. PGS Tôn Thất Bách là chuyên gia đầu ngành về tim mạch của Việt Nam và thế giới.

 

  1. Gia đình trí thức của giáo sư Ngô Huy Cẩn

Giáo sư Ngô Huy Cẩn sinh năm 1941, từng du học tại Nga về chuyên ngành cơ học. Ông có nhiều năm công tác tại Viện cơ học, từng là cán bộ Ủy ban Khoa học Kỹ thuật Nhà nước. Con trai ông là giáo sư Ngô Bảo Châu, nhân vật kiệt xuất, nhân tài hiếm có về Toán học.

gia-toc-8-1686210392.jpg
 
gia-toc-7-1686210392.jpg
 

Năm 2005, Ngô Bảo Châu được đặc cách phong hàm giáo sư tại Việt Nam. 5 năm sau, ông được tổng thống Ấn Độ trao huy chương Fields – giải thưởng danh giá nhất về Toán học. Vợ giáo sư Ngô Huy Cẩn là PGS.TS Trần Lưu Vân Hiền, nguyên cán bộ Viện Y học cổ truyền Trung ương.

 

Tiết lộ mức lương của tỷ phú Phạm Nhật Vượng và loạt tỷ phú Việt Nam, nghe con số mà choáng

Ông Phạm Nhật Vượng, ông Trần Đình Long, ông Nguyễn Đăng Quang… đều là những tỷ phú USD nằm trong top giàu nhất Việt Nam. Mức lương của họ ở tập đoàn là bao nhiêu?