Khám phá mới

Danh tính nữ trạng nguyên duy nhất của lịch sử Việt Nam, cái kết khi bị vua phát hiện mới bất ngờ

Nguyễn Thị Duệ là một nhân vật có thật trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Bà là trạng nguyên nữ duy nhất của nước ta. Tài liệu sử cho biết, bà Nguyễn Thị Duệ còn có tên khác là Nguyễn Thị Du, Nguyễn Thị Ngọc Toàn, tên hiệu Diệu Huyền (sinh ngày 14/3/1574) ở làng Kiệt Đặc, huyện Chí Linh (Hải Dương).

Bà Nguyễn Thị Duệ sinh ra trong gia đình nhà nho nghèo, có ngoại hình rất xinh đẹp, lại thông minh hơn người. Năm hơn 10 tuổi, nhiều gia đình quyền quý trong làng ngỏ lời muốn cưới bà Duệ nhưng không được bà đồng ý.

Tài giỏi là vậy song bà Nguyễn Thị Duệ vì là nữ nhi nên không thể đi thi. Quyết định thỏa chí lớn, người phụ nữ này đã cải trang làm nam giới, lên Cao Bằng dự thi. Sở dĩ lại thi ở Cao Bằng là vì khi đó vua Mạc theo lời Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm đến vùng đất này lánh nạn nhà Trịnh.

Bà Nguyễn Thị Duệ đi thi với tên Nguyễn Ngọc Du, khi chỉ 17 – 20 tuổi và giành luôn danh hiệu Trạng nguyên. Nhiều tài liệu cho biết đó là khoa thi năm Giáp Ngọ 1594.

nguyen-thi-due-2-1687146307.jpg
 

Trong “Những người thầy trong sử Việt” nói về trường hợp bà Nguyễn Thị Duệ. Khi vua mở tiệc đãi tân khoa, bà xuất hiện công khai và khiến vua ngạc nhiên vì vẻ ngoài mảnh mai, ánh mắt long lanh như con gái. Hỏi ra mới biết sự thật, ai nấy đều kinh ngạc. Nhiều người đồn đây là điềm xấu báo hiệu số phận triều Mạc đã đi đến hồi kết.

Thế nhưng, vua Mạc lại không nghĩ như vậy. Ông khen ngợi tinh thần hiếu học của Nguyễn Thị Duệ, cảm mến tài sắc của bà. Vua cho nữ trạng nguyên lấy lại tên cũ, ban làm Lễ quan trong cung, chuyên dạy chữ, lễ nghi cho phi tần, cung nữ.

Về sau, 2 người càng tiếp xúc nhiều càng nảy sinh tình cảm. Cuối cùng vua Mạc đưa Nguyễn Thị Duệ vào cung, phong làm Tinh phi – ngụ ý bà như một vì sao sa xinh đẹp, sáng lấp lánh. Từ đó, dân gian gọi bà là bà chúa Sao Sa.

nguyen-thi-due-1-1687146307.jpeg
 

Năm 1625, nhà Mạc bị quân Lê – Trịnh lên Cao Bằng tìm diệt, bà Nguyễn Thị Duệ chạy về chùa Sùng Phúc, tại phía đông Cao Bằng để ẩn náu. Ở đây, bà vừa làm trụ trì, vừa dạy học, lễ nghĩa cho người dân. Đáng tiếc, cuối cùng quân Trịnh vẫn truy lùng được nơi này, bắt giam bà Nguyễn Thị Duệ đến phủ chúa Trịnh. Nhưng nhờ tài ứng biến, đối đáp thông minh mà bà được tha chết, cho về Thăng Long đối đãi tử tế.

Ở Thăng Long, nữ trạng nguyên năm nào quen với Hoàng hậu Trịnh Thị Ngọc Trúc (vợ của vua Lê Thần Tông, con gái Trịnh Tráng). Hai người đều rất ham học hỏi, cưới chồng muộn. Họ làm tri kỉ, thường cùng bàn luận văn thơ, Phật pháp. Chùa Bút Tháp được cho là còn lưu nhiều dấu ấn của hai bà.

nguyen-thi-due-3-1687146306.jpg
 

“Đại Nam nhất thống chí” có đoạn ghi chép lại, cho biết Nguyễn Thị Duệ về sau được phong làm Chiêu nghi, đứng trên các cung tần. Thậm chí, vua Lê, chúa Trịnh còn nhờ bà khảo duyệt biểu sớ, văn bài thi Đại khoa. Danh tiếng người phụ nữ giỏi giang này lan rộng khắp nước, rất được ngưỡng mộ.

Khi 70 tuổi, bà Nguyễn Thị Duệ xin về quê Chí Linh dựng am Đàm Hoa, đọc sách, tĩnh tu. Thường ngày, nhiều sĩ tử kéo đến am nghe bà giảng kinh. Ngoài ra bà còn dùng tiền cấp thuế được nhà Lê ban cho để làm công ích, giúp dân.

Ngày 8/11/1654, bà Nguyễn Thị Duệ qua đời ở tuổi 81 và được an táng tại quê nhà. Trên mộ bà xây một ngọn tháp, gọi là “Tinh Phi cổ tháp”. Phía trên tháp khắc dòng chữ sau: “Lễ Phi sinh thông tuệ, nhất kính chiếu tam vương” (Lễ phi là người thông tuệ, một gương soi chiếu ba vua).

nguyen-thi-due-4-1687146306.jpg
 

Hiện nay, Văn Miếu  Mao Điền (Hải Dương) có 637 vị tiến sĩ được thờ, trong đó có bài vị của bà Nguyễn Thị Duệ. Đến nay bà vẫn là vị nữ trạng nguyên duy nhất của lịch sử phong kiến Việt Nam.

 

Người Việt duy nhất đỗ trạng nguyên, làm đến Tể tướng ở Trung Quốc nhưng lại có cái kết chạnh lòng

Dù tài năng, đóng góp nhiều cho Trung Quốc thời điểm đó nhưng cuối cùng vị trạng nguyên người Việt này lại không có được cái kết đẹp ở nước bạn.