Nhịp sống số

1 người dân tá hỏa khi bị bay hàng trăm triệu trong tài khoản, ngớ người vì bị lừa bằng chiêu thức quen thuộc!

1 người dân tá hỏa khi bị bay hàng trăm triệu trong tài khoản, ngớ người vì bị lừa bằng chiêu thức quen thuộc!

Tại Trung Quốc vừa ghi nhận vụ việc lừa đảo xảy ra với 1 người phụ nữ tên Li. 

Trường hợp lừa đảo và gian lận trực tuyến thông qua việc giả danh công an, ngân hàng, người thân trong gia đình… sử dụng công nghệ Deepfake để chiếm đoạt tài sản đang diễn ra càng nhiều.

Tại Trung Quốc vừa ghi nhận vụ việc lừa đảo xảy ra với 1 người phụ nữ tên Li. Theo đó, cô đã nhận được 1 cuộc gọi Facetime từ người lạ tự xưng là nhân viên ngân hàng, gọi với mục đích giúp hủy khoản phí là 500 NDT (khoảng 1,7 triệu đồng) phát sinh do việc tự động gia hạn. Người phụ nữ này bị tin tưởng vì đối tượng lừa đảo nắm rõ hết tất cả thông tin cá nhân của cô như tên, tuổi, số tài khoản… 

Sau đó, cô Li đã làm theo yêu cầu, tải 1 link trong tin nhắn và thực hiện các thủ tục nhập mã xác minh ngân hàng. Chỉ sau thời gian ngắn, người phụ nữ này mới tá hỏa khi kiểm tra tài khoản đã bị mất 50.000 NDT (khoảng 175 triệu đồng).

FaceTime là một tính năng của Apple cho phép người dùng Apple gọi video hoặc điện thoại miễn phí nếu biết số điện thoại hoặc Apple ID của đối phương. Tuy nhiên, tính năng này lại trở thành 1 trong những mánh khóe để các đối tượng lừa đảo thực hiện trót lọt hành vi phạm tội. 

Deepfake là một công nghệ trí tuệ nhân tạo cho phép tạo ra những video, hình ảnh và âm thanh giả mạo với độ chân thực khá cao. Vậy nên, bạn cần nắm bắt thông tin để nhận biết video Deepfake để tránh bị lừa đảo và nhận diện thông tin sai lệch.

Nhiều trung tâm chống lừa đảo và các nhà mạng Trung Quốc đã gửi tin nhắn cảnh báo người dân về những vụ lừa đảo qua FaceTime. Trung tâm An ninh của WeChat từng đăng tải thông báo trên tài khoản công khai của họ, cảnh báo về việc giả mạo WeChat qua FaceTime để lừa đảo. WeChat khẳng định rằng họ không bao giờ liên hệ với người dùng qua FaceTime và cảnh báo mọi người không nên nghe các cuộc gọi FaceTime từ người lạ.

Lực lượng Công an khuyến cáo, các nạn nhân bị lừa đảo bằng các hình thức giả danh Facebook, Deepfake… ngày càng có xu hướng gia tăng trên khắp cả nước. Các đối tượng lừa đảo dùng thủ đoạn rất tinh vi, có thể xảy ra với bất cứ ai và bất cứ thời điểm nào. Khi nhận bất kỳ tin nhắn vay mượn tiền thông qua mạng xã hội, người dân cần điện thoại trực tiếp cho người thân để xác minh. Trường hợp nghi vấn đối tượng giả mạo người thân trên mạng xã hội để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, cần báo ngay cho cơ quan công an gần nhất để được hỗ trợ, xử lý kịp thời.

Cơ quan Công an không xử lý các vụ việc bằng hình thức online, tất cả được giải quyết tại trụ sở. Vì vậy, nếu phát hiện ra trường hợp giả danh công an, người dân cần báo ngay cho cơ quan công an để nhanh chóng xác minh, ngăn chặn và xử lý các đối tượng vi phạm theo quy định của pháp luật.