Tư vấn A-Z

Bỏ ngay thói quen này trước khi ngủ nếu không muốn tàn phá sức khỏe chính mình!

Đây là việc làm quen thuộc của nhiều người trước khi đi ngủ, tưởng đơn giản nhưng lại tiềm ẩn nguy hại không ngờ.

Điện thoại là thiết bị hữu hiệu để chúng ta liên lạc, giải trí, tiếp nhận thông tin… Xem điện thoại trước khi ngủ là thói quen và sở thích của nhiều người. Tuy nhiên, việc làm này lại tiềm ẩn nhiều nguy hiểm, gây ảnh hưởng tới sức khỏe của con người. 

Dưới đây là một số tác hại của việc dùng điện thoại trước khi ngủ mà nhiều người có thể chưa biết:

Ảnh hưởng đến thị lực

Đêm là thời điểm mắt được nghỉ ngơi sau ngày dài làm việc. Nếu lúc này xem điện thoại thì vô hình chung lấy đi khoảng nghỉ ngơi ấy và tạo thêm áp lực cho mắt. Hơn nữa, ánh sáng xanh của màn hình điện thoại sẽ hắt ngược kích thích vào nhãn cầu, nếu kéo dài sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe đôi mắt. 

Kéo dài tình trạng này sẽ gây ra tác hại khi sử dụng điện thoại trước khi ngủ là suy giảm chức năng mắt, tắc nguy cơ giảm thị lực và tăng nhãn áp, nghiêm trọng hơn nữa có thể gây ra mù lòa.

Ngoài ra, nằm nghiêng khi dùng điện thoại sẽ gây ra hiện tượng mắt bị lệch. Bởi khi nằm nghiêng, sự chú ý của các mắt đặt vào màn hình là khác nhau, sẽ gây ra 2 mắt trái phải không còn đồng đều, vừa mất thẩm mỹ vừa ảnh hưởng đến sức khỏe.

Phá hủy giấc ngủ

Ánh sáng xanh phát ra từ màn hình điện thoại có bước sóng ngắn, làm ức chế não bộ và cản trở quá trình sản xuất của hormone melatonin gây buồn ngủ. Sự suy giảm hormone này sẽ khiến bạn khó đi vào giấc ngủ, khó có giấc ngủ sâu, rối loạn đồng hồ sinh học nên chất lượng giấc ngủ bị kém đi.

Bệnh trầm cảm

Theo một vài nghiên cứu cho rằng hầu hết người bị lo lắng, mệt mỏi đều liên quan đến việc sử dụng điện thoại trước khi đi ngủ và sử dụng quá nhiều. Nguyên nhân là do các tia bức xạ phát ra từ màn hình điện thoại kích thích lên dây thần kinh não gây cảm giác căng thẳng, mệt mỏi. Hơn hết, những thông tin và các mối quan hệ trên mạng xã hội cũng gây cho chúng ta tổn thương và cảm giác bị cô lập.

Nghiên cứu từ Thư viện Y học Quốc gia Mỹ chỉ ra rằng nồng độ Melatonin thấp dễ làm gia tăng trầm cảm và rối loạn cảm xúc. Nguyên nhân của tình trạng này là do bị mất ngủ triền miên khiến cho cơ thể và não bộ không nghỉ ngơi đầy đủ, cơ thể chịu áp lực căng thẳng lớn.

Trí nhớ giảm sút

Khi cơ thể tiếp xúc với các tia bức xạ trong 2 phút có thể làm mất khả năng phòng vệ của não bộ từ đó làm tăng nguy cơ các bệnh thần kinh và suy giảm trí nhớ trầm trọng. Khi ngủ, bạn nên để điện thoại ở chế độ máy bay hoặc xa chỗ ngủ của bản thân. Tiếp xúc với tia bức xạ từ điện thoại từ 2 phút trở lên có thể làm mất khả năng phòng vệ của não, giảm trí nhớ và tăng nguy cơ mắc bệnh thần kinh.

Gây hại cho da

Điện thoại được xem là vật bất ly thân của mỗi người, nó được sử dụng rất thường xuyên thế nên trên bề mặt điện thoại chứa rất nhiều vi khuẩn. Có thể bạn chưa biết lượng vi khuẩn ở trên màn hình điện thoại nhiều gấp 20 lần nắp bồn cầu. Vì thế, vì tay tiếp xúc vào điện thoại rồi lại chạm vào mặt thì vô tình gây ra các nốt mẩn đỏ như dị ứng.

Không những thế, quá trình dùng điện thoại trước khi ngủ diễn ra thường xuyên còn khiến cho bức xạ của điện thoại đẩy nhanh quá trình lão hóa da mặt, gây kích ứng da. Kết quả là da có các đốm sắc tố, dễ hình thành nếp nhăn nhiều hơn, lỗ chân lông to hơn, da sần sùi hơn.

Tăng nguy cơ ung thư

Tổ chức Y tế Thế giới WHO đã khuyến cáo việc sử dụng điện thoại trước khi đi ngủ có thể gây ung thư do nó có khả năng phát ra bức xạ điện từ. Những bức xạ này khi tiếp xúc thường xuyên sẽ gây ra các loại ung thư như: ung thư vú, ung thư tiền liệt tuyến. Vì thế hạn chế sử dụng điện thoại là cách tốt nhất để ngăn ngừa nguy cơ ung thư.

Tác hại khi sử dụng điện thoại trước khi ngủ không thể xem thường nữa là tình trạng hormone Melatonin bị ức chế làm cho hệ miễn dịch suy giảm, gốc tự do phát triển từ đó tăng nguy cơ mắc một số bệnh ung thư như: ung thư gan, ung thư dạ dày,...

Lạm dụng thái quá, phụ thuộc vào điện thoại có thể gây ra bất lợi cho chính bản thân. Do đó, người dùng cần cân nhắc sử dụng điện thoại sao cho hiệu quả, hợp lý để tránh gây ảnh hưởng tới sức khỏe của người thân và gia đình.