Khám phá mới

Tập tục không thể bỏ trong đám cưới: Gửi thiệp mời kèm phân phát bánh ngọt

Tập tục không thể bỏ trong đám cưới: Gửi thiệp mời kèm phân phát bánh ngọt

Phân phát bánh ngọt thường đi kèm với lời mời dự đám cưới của người Trung Quốc. Đây được coi là một phần tập tục có từ nhiều thế kỷ trước. 

Tương truyền kể lại rằng truyền thống bánh cưới của Trung Quốc ra đời vào thời Tam Quốc (năm 220-280 sau Công nguyên) ở Trung Quốc cổ đại. Vào thời điểm đó, Tôn Quyền - một thái thú, đã giả vờ gả em gái mình cho quân phiệt Lưu Bị như một phần trong kế hoạch giành lại vùng đất đang tranh chấp.

Ảnh minh hoạ 

Tuy nhiên, Gia Cát Lượng đã nhìn thấu điều này và phản bội Tôn Quyền bằng cách yêu cầu Lưu Bị thuê một đầu bếp bánh ngọt có uy tín để làm bánh “long phượng” - biểu tượng cho sự hòa hợp trong hôn nhân và phát cho mọi hộ gia đình trong khu vực. Sau khi tin tức về cuộc hôn nhân lan truyền, Tôn Quyền không còn lựa chọn nào khác ngoài việc gả em gái mình cho Lưu Bị.

Bánh cưới thường được phát kèm thiệp mời ở Trung Quốc. Ảnh: SCMP

Từ đó, dân thường bắt đầu làm theo, phân phát bánh để thông báo về lễ cưới sắp tới, trở thành phong tục cưới hỏi của người Trung Quốc. Những chiếc bánh này vẫn được sử dụng để chia sẻ niềm vui của một dịp như vậy với gia đình và bạn bè.

Bánh cưới phải được chia cho gia đình cô dâu nhưng chỉ gia đình chú rể trả tiền như một trong số các món quà đính hôn, giúp đền đáp công lao nuôi dưỡng của gia đình cô dâu. Ngoài ra, tập tục làm bánh cưới cũng khác nhau ở mỗi vùng. Ví dụ, một số loại bánh được phân phát sau lễ cưới, một số trước tiệc cưới và cũng có nơi phát trong tiệc cưới.

Một số nơi dùng bánh bao 

Bánh cưới truyền thống ở miền Nam Trung Quốc là một loại bánh ngọt đặc trưng của Trung Quốc. Ở vùng Tây Bắc - nơi trông nhiều lúa mì - người ta thường sử dụng bánh bao hấp. Ở nhiều vùng miền Nam, người ta dùng bánh vừng với nhân là hạt vừng, trái cây sấy khô, vỏ dưa khô và đường trắng để làm thành bánh tròn, trên bề mặt có in hình thù tượng trưng cho sự hạnh phúc. 

Theo SCMP