Ở một số nơi, cô dâu không được phép ăn bánh cưới vì sợ rằng sẽ làm mất đi sự may mắn và phước lành dành cho cuộc hôn nhân.
Bánh hỷ tượng trưng cho niềm vui, vì thế bánh này theo tập tục của người Trung Quốc chỉ nên đem đi phân phát cho mọi người. Trong đại lễ, cô dâu không được ăn bánh hỷ, vì ăn bánh này cũng có nghĩa sẽ tiêu tan mất niềm vui.
Food is Heaven - một cuốn tiểu thuyết của nhà văn và giáo sư Đại học Baptist Hong Kong Ge Liang, mô tả bánh cưới trong các quán trà ở Quảng Đông và Hong Kong vào thế kỷ 19 là "bánh ngũ sắc", với các màu sắc khác nhau của bánh có ý nghĩa khác nhau.
Ví dụ, bánh đỏ với nhân sen tượng trưng cho hạnh phúc và may mắn, trong khi bánh vàng với đậu xanh tượng trưng cho vàng bạc, còn bánh trắng với hỗn hợp các loại hạt tượng trưng cho sự già nua và tóc bạc.
Junno Li - bếp trưởng của nhà hàng The Chinese Library tại Hồng Kông, cho biết điểm khác biệt lớn nhất giữa bánh cưới và các loại bánh ngọt Trung Quốc là con dấu màu đỏ ở trên cùng, thường có chữ "nhân đôi hạnh phúc".
“Có nhiều loại nhân khác nhau tùy theo vùng miền. Một số ở Quảng Đông sẽ có nhân bí đao ngọt, nhân đậu đỏ và nhân hạt sen. Một phiên bản của loại bánh này đã phát triển thành loại bánh mà hiện nay được gọi là “bánh vợ" - một loại bánh phổ biến ở các tiệm bánh Hồng Kông", Junno Li chia sẻ.
Khi bánh ngọt và bánh nướng theo phong cách châu Âu trở nên phổ biến ở Hồng Kông trong những năm 1950 và 1960, thì kiểu bánh dùng để thông báo đám cưới cũng ngày càng phổ biến.
Theo SCMP