Lạnh sống lưng với hủ tục con cái chôn sống cha mẹ già, cứ đủ 60 tuổi sẽ phải an táng
“Ngoã quán táng’ hay còn gọi là thủ tục chôn người sống. Hủ tục này xuất hiện từ thời Trung Hoa cổ khiến nhiều người ghê sợ.
Vốn dĩ, việc làm lễ án táng chỉ dành cho người đã mất song ở Trung Quốc, người xưa thường có một kiểu an táng vô cùng ghê rợn có tên là Ngõa quán táng. Tang lễ này "quái đản" ở chỗ, không chôn cất người đã qua đời mà trực tiếp tiến hành đưa người còn sống xuống dưới mồ. Phong tục này được nhiều người cho rằng quá tàn khốc và "máu lạnh" nhất từ cổ chí kim đến nay.
Để thực hiện Ngoã quán táng, con cái sẽ chờ cho đến khi cha mẹ già đủ 60 tuổi, ngay lập tức sẽ cõng họ đến một ngọn núi gần nhà, đào một cái hố tương tự như cái chum rồi đặt cha mẹ vào đó. Hàng ngày, con cái sẽ đến đưa cơm cho cha mẹ đều đặn. Cứ mỗi lần đưa cơm như vậy lại đặt kèm thêm một viên gạch. Dần dần, những viên gạch sẽ được xếp chồng lên cao, bít hết chiếc lỗ được đào trước đó. Đồng nghĩa với việc không còn không khí, cha mẹ sẽ chết ngay chính chiếc lỗ đó.
Song cũng có nhiều người con sợ cha mẹ ở một mình đến khi rời khỏi cõi đời, họ đã đến để trò chuyện, tâm sự với phụ mẫu trong lúc ăn cơm. Thậm chí, còn kể chuyện cho bố mẹ trong những lúc rảnh rỗi. Tuy nhiên, cũng có những người con rất bạc tình, vô nghĩa. Họ chỉ muốn thời gian trôi thật nhanh để việc "chôn sống" diễn ra thuận lợi hơn. Để giải thích cho tập tục dã man thời cổ đại này, người Trung cổ họ cho rằng ở thời điểm đó thiếu thốn tất cả mọi thứ. Từ thực phẩm, thuốc men và nhiều thứ không thể chi trả được. Bên cạnh đó, khi tuổi già, sức lao động của bố mẹ không còn nữa nên quyết định phải chọn cái chết cho những người thân sinh ra mình. Họ luôn ấp ủ một niềm tin, việc "gạch tên" một người già yếu sẽ giúp cho những người còn lại trong gia đình bớt lo toan, gánh nặng.
Không những vậy, người xưa thường quan niệm việc sống quá lâu sẽ làm mất đi phước lành và may mắn của con cháu, thậm chí làm tổn thương con cháu, sống càng khỏe mạnh thì con cháu càng đoản mệnh. Cũng bởi điều này mà nhiều người già đã sẵn sàng hy sinh mạng sống để tích đức, tích phúc cho con cháu.
Ở xã hội hiện tại, nhiều người cho rằng quan niệm thật sự phi lý và vô đạo đức. Việc chôn cất chỉ dành cho những người đã khuất thật sự. Hành động "chôn sống" một người thực sự rất tàn ác và không có tình nghĩa.