Đời sống

Vụ bê bối lạm dụng trẻ em ở Malaysia: Chính quyền, tổ chức và xã hội từng phớt lờ

Vụ bê bối lạm dụng trẻ em ở Malaysia: Chính quyền, tổ chức và xã hội từng phớt lờ

Người dân Malaysia hết sức bất bình và hoang mang khi chính quyền phát hiện hoạt động lạm dụng tình dục trẻ em tại các nhà phúc lợi do GISB điều hành.

Người dân Malaysia bị sốc trước vụ phát hiện kinh hoàng về tình trạng lạm dụng tại nhà trẻ do GISB điều hành. Có hơn 600 trẻ em từ 1 đến 17 tuổi đã được giải cứu và 359 cộng sự của GISB bị bắt giữ vì liên quan đến sự việc.

Vụ án trẻ em bị lạm dụng lớn nhất từ trước đến nay tại Malaysia.

GISB luôn thể hiện mình là một doanh nghiệp được hướng dẫn bởi giáo phái tôn giáo, liên tục mở rộng phạm vi ảnh hưởng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Dự kiến có khoảng 10.000 người thuộc GIBS bị cáo buộc bạo lực trẻ em và phụ nữ, bao gồm hành vi hôn nhân cưỡng bức, lao động cưỡng bức và tấn công tình dục.

GISB hoạt động trong nhiều lĩnh vực.

Tổng thanh tra cảnh sát Razarudin Husain gần đây tiết lộ có hơn 40 báo cáo của cảnh sát được đệ trình chống lại nhóm này kể từ năm 2011. Trong đó, nhiều cựu thành viên đã lên tiếng kể lại những trải nghiệm của họ, một số người mô tả môi trường tại nhà trẻ do GISB điều hành giống giam giữ nô lệ.

Tuy nhiên, nhà nước, chính quyền, tổ chức và xã hội lựa chọn phớt lờ hoặc che giấu những lời buộc tội liên quan đến GISB cho đến lúc vấn đề trở nên quá lớn để che giấu. Vụ việc này chỉ ra mối quan ngại sâu sắc về quyền trẻ em ở Malaysia và chính quyền cần thực hiện các biện pháp cải cách, thực thi pháp luật tốt hơn.

Cảnh sát Malaysia xem các bức ảnh bằng chứng của vụ án.

Mặc dù, Malaysia gia nhập Công ước quốc tế về Quyền trẻ em (CRC) vào năm 1995, nhưng nước này lại đặt ra quyền bảo lưu đối với một số điều khoản liên quan đến quốc tịch, tra tấn và không phân biệt đối xử trên cơ sở vi phạm hiến pháp và luật pháp quốc gia. Sự phản đối của công chúng về tình trạng trẻ em bị xâm hại sẽ không có ý nghĩa nếu nhà nước và xã hội không nhìn nhận trách nhiệm của chính mình.

Vụ án lạm dụng tình dục của GISB có điểm tương đồng với những vụ bê bối kéo dài hàng thập kỷ ở nhiều tổ chức tôn giáo khác trên toàn cầu. Trong số những người nhận thức được hành động tàn bạo thì chỉ một số ít dám hành động.

Người đàn ông có liên quan đến vụ lạm dụng tình dục của GISB.

GISB đang điều hành 415 doanh nghiệp, bao gồm siêu thị và nhà hàng trên 20 quốc gia ở châu Á, châu Âu, châu Phi và châu Úc. Bạo lực về thể chất và tâm lý đã cho phép nhóm này phát triển mạnh ở Malaysia và nước ngoài. Điều này làm dấy lên mối lo ngại về các vấn đề liên quan đến quyền trẻ em.

Tại các trại trẻ của GISB, trẻ em đều không được giáo dục, chăm sóc y tế và trở thành nạn nhân của bạo lực cực đoan. Mặc dù, những trung tâm này hoạt động công khai và gây quỹ được rất nhiều tiền. Nhà nước Malaysia lựa chọn im lặng đối với những thủ tục hỗ trợ trẻ em được giải cứu khỏi GISB, bao gồm lập hồ sơ, giáo dục, hỗ trợ tâm lý, nuôi dưỡng hoặc nhận con nuôi.

Theo CNA.