Đời sống

Cậu bé 11 tuổi đổ nước sôi vào bạn học, nhà trường lên tiếng bênh vực

Cậu bé 11 tuổi đổ nước sôi vào bạn học, nhà trường lên tiếng bênh vực

Dùng nước sôi ở nhiệt độ cao đổ vào người bạn học, nhưng cậu bé 11 tuổi và nhà trường đều cho hành động này là vô ý.

Khi đi lấy nước vào giờ nghỉ giữa trưa, Xiaoqiu (6 tuổi) sống tại Thiều Quan, Quảng Đông (Trung Quốc) đã bị bạn học lớp trên đổ nước nóng lên người khiến mặt, ngực và đùi bị bỏng nặng. Theo chẩn đoán từ phía bệnh viện, Xiaoqiu bị bỏng cấp độ hai.

Bé gái 11 tuổi bị bỏng cấp độ 2 sau khi bị bạn nam đổ nước sôi lên người. Ảnh minh họa

Phó Giám đốc Văn phòng Giáo dục địa phương cho biết nhiệt độ nước ở máy lọc được học sinh sử dụng thường rơi vào khoảng 40°C. Vào ngày xảy ra sự việc, máy lọc nước mà Xiaoqiu sử dụng có hiện tượng bất thường khiến nhiệt độ nước tăng cao nên mới xảy ra sự việc đáng buồn. Người đổ nước lên Xiaoqiu được xác định là cậu bé 11 tuổi đang học lớp 6.

Đồn cảnh sát địa phương đang vào cuộc điều tra xem vết thương của Xiaoqiu là vô tình hay cố ý và chưa có kết quả cụ thể. Trong khi đó, phía nhà trường cho rằng đây chỉ là trò đùa ngẫu hứng, không cố ý hay ác ý.

Cảnh sát địa phương đã vào cuộc điều tra. Ảnh minh họa

Gia đình nạn nhân xem lời giải thích của Cục Giáo dục và nhà trường về nguyên nhân xảy ra sự việc là vô trách nhiệm. Những điều Xiaoqiu vừa trải qua là hành vi bắt nạt trong khuôn viên trường, hầu hết cư dân mạng đều đứng về phía gia đình nạn nhân

Những người dùng mạng xã hội đã sử dụng các từ ngữ như "quỷ nhỏ", "hội chứng siêu nam tính" và "kẻ sát nhân” để gọi nam sinh lớp 6 đổ nước lên người Xiaoqiu. Mọi người cho rằng nhà trường đã đánh giá thấp bản chất của vấn đề và đang cố bào chữa cho cậu bé gây ra vụ tai nạn, gây mất công bằng đối với Xiaoqiu.

Phía nhà trường lên tiếng bênh vực nam sinh đổ nước lên người bạn. Ảnh minh họa

Một người dùng mạng xã hội để lại bình luận: “Nếu con tôi bị ai đó tạt nước sôi vào người, có lẽ tôi cũng có phản ứng giống cha mẹ Xiaoqiu. Hình phạt không cho cậu bé đến trường cũng không đủ để giải tỏa hận thù trong lòng”.

Trong khi đó, phụ huynh khác lại lên tiếng bênh vực: “Tôi tin chắc cậu bé không có bản chất xấu, nhưng vì chúng còn nhỏ và năng động nên việc đổ nước lên người bạn giống trò chơi bình thường và không biết biết đến hậu quả phía sau. Tôi hy vọng cha mẹ nạn nhân sẽ cho cậu bé kia cơ hội để sửa chữa lỗi lầm”.

Cộng đồng mạng Trung Quốc phẫn nộ đối với hành vi này.

Bộ giáo dục Trung Quốc định nghĩa bắt nạt học đường là hành vi xảy ra trong và ngoài trường học, giữa các học sinh với nhau dù cố ý hay ác ý gây tổn hại về thể chất, thương tích, thiệt hại về tài sản hoặc đau khổ về tinh thần cho đối phương.

Nhìn chung, đặc điểm bắt nạt học đường rất rõ ràng, chẳng hạn như một nhóm trẻ liên tục bắt nạt một đứa trẻ khác, cố tình tìm cách gây rắc rối, làm điều ác với bạn bè. Ngoài ra, bạo lực học đường còn có nhiều hình thức biểu hiện khác như đe dọa bằng lời nói, xung đột thể xác, bạo lực mạng, tống tiền, cô lập xã hội…

Theo Sina.