Đời sống

Bạn có thể bị bệnh vì vi khuẩn trong khói nhà vệ sinh

Bạn có thể bị bệnh vì vi khuẩn trong khói nhà vệ sinh

Những người thường xuyên ra vào nhà vệ sinh có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người bình thường, vì trong nhà vệ sinh tồn tại rất nhiều mầm bệnh.

Một nghiên cứu năm 2022 sử dụng tia laser để chiếu sáng luồng khí dung đã phát hiện chính luồng khí dung này có chứa vi khuẩn và virus bắn lên không trung cao gần bằng mũi và miệng chỉ trong vòng tám giây sau khi xả nước ở bồn cầu. Giáo sư kỹ thuật dân dụng, môi trường và kiến ​​trúc tại Đại học Colorado ở Boulder, ông John Crimaldi cho biết luồng khói này còn lan rộng theo chiều ngang trong thời gian ngắn.

Nhà vệ sinh chứa nhiều mềm mệnh.

Ông John Crimaldi nói: "Chúng tôi thấy nó lan rộng khắp phòng thí nghiệm chỉ trong vòng vài phút. Nếu bạn ở trong nhà vệ sinh công cộng lớn có hàng chục buồng thì sẽ có hàng chục luồng khói liên tục tấn công người bạn".

Những hạt khói lớn bằng giọt nước và chúng sẽ rơi xuống bề mặt, vật dụng gần đó như khăn tắm hoặc bàn chải đánh răng. Tuy nhiên, có một số hạt nhỏ bay lơ lửng trong không khí khoảng vài chục phút. Ông John Crimaldi thông tin thêm: “Khi người dùng tiếp theo bước vào buồng vệ sinh, chắc chắn luồng khói vẫn còn đó”.

Sô lượng vi khuẩn ở nhà vệ sinh công cộng cao hơn nhà vệ sinh thông thường.

Trong khi đó, nhà dịch tễ học về bệnh truyền nhiễm, đồng thời là phó giáo sư và phó chủ nhiệm khoa thống kê sinh học và dịch tễ học tại Đại học Khoa học Sức khỏe Oklahoma, ông Katrin Kuhn cho rằng hầu hết mọi người không có khả năng bị nhiễm tác nhân gây bệnh trong đám mây, trừ khi có người mắc bệnh truyền nhiễm cao như bệnh đau dạ dày do norovirus.

Vi khuẩn và virus sinh sống trên một số bề mặt từ vài giờ đến vài tuần, nhưng để nhiễm bệnh, mọi người phải phải hít hoặc nuốt cái gọi là liều gây nhiễm trùng, điều này thay đổi tùy theo tác nhân gây bệnh. Ví dụ, với vi khuẩn shigella, một loại vi khuẩn đường tiêu hóa, có thể cần 10 sinh vật để gây bệnh, trong khi với vi khuẩn salmonella, phải cần hơn 50.000 .

Vi khuẩn có thể tồn tại trong không khí nhà vệ sinh.

Theo một nghiên cứu vào năm 2013, dù hạt khí dung gây nhiễm trùng được tạo ra trong quá trình xả bồn cầu, nhưng không có nghiên cứu nào chứng minh luồng khí thải từ bồn cầu dẫn đến nhiễm trùng.

Giáo sư về bệnh truyền nhiễm và y học dự phòng tại Đại học Vanderbilt, ông William Schaffner nhấn mạnh: "Đó là lý do tại sao bạn không thấy khuyến cáo của sức khỏe cộng đồng về việc đảm bảo đậy nắp bồn cầu trước khi xả nước".

Các bề mặt như tay cầm, nắm nửa, nút xả cũng chứa vi khuẩn.

Nguy cơ gây bệnh từ sinh vật trên tay bạn cao hơn nhiều so với sinh vật trong khói nhà vệ sinh. Khi bạn chạm vào bề mặt, bao gồm tay nắm cửa, nút bấm thang máy và xe đẩy hàng , bạn có thể tiếp xúc với tác nhân gây bệnh và sau đó, khi bạn gãi mũi hoặc lau miệng, bạn có thể bị nhiễm trùng. Các nghiên cứu chỉ ra việc đóng nắp bồn cầu trước khi xả nước làm giảm số lượng hạt được đẩy ra không khí, nhưng không thể loại bỏ hoàn toàn.

Thông thường, có những khoảng trống giữa nắp bồn cầu và bệ ngồi cũng như giữa bệ ngồi và bồn cầu. Những khoảng trống này chuyển hướng năng lượng trong luồng khí theo chiều ngang nhiều hơn là theo chiều dọc. Nghiên cứu khác cũng chỉ ra việc đóng nắp không làm giảm sự lây nhiễm virus trên bề mặt phòng tắm. Do đó, vệ sinh tay là một trong những cách làm hiệu quả nhất để chống lại nhiễm trùng.