Đời sống

Những vùng đất khắc nghiệt nhất trên thế giới mà con người vẫn có thể tồn tại được

Những vùng đất khắc nghiệt nhất trên thế giới mà con người vẫn có thể tồn tại được

Những vùng đất này chủ yếu khắc nghiệt do thời tiết quá nóng và quá lạnh, thế nhưng nó vẫn có con người sinh sống.

Trên thế giới có nhiều vùng đất khắc nghiệt khó có thể là nơi con người có thể sinh sống do nhiệt độ, địa hình và khí hậu. Thế nhưng vượt qua các khó khăn, con người đã thích nghi được những điều kiện khó khăn và sinh sống tại những vùng đất tưởng chừng như không thể.

Oymyakon, Nga

Đây là một thị trấn nhỏ ở Cộng hòa Sakha, phía đông bắc nước Nga. Đây cũng được mệnh danh là thị trấn lạnh nhất thế giới có con người sinh sống, nhiệt độ rơi vào khoảng âm 51 độ vào mùa đông. Nhiều lúc nhiệt độ tại đây còn có thể âm tới 71 độ và không khí bên ngoài có thể gây chết người nếu bạn lang thang ngoài đường vào mùa đông.

Vì thời tiết quá khắc nghiệt nên thực vật thường không thể sống tại đây. Ngươi dân chủ yếu sống và sử dụng các loại thực phẩm như thịt tuần lộc, thịt cá, đồ đông lạnh. Đóng băng là điều khó có thể tránh khỏi tại đây, người dân cũng không dùng vải thông thường mà dùng len merino và lông động vật may vá.

Dallol, Ethiopia

Dallol nằm cách thủ đô nước này gần 00km và được công nhận là một trong những nơi nóng nhất thế giới. Nhiệt độ tại đây thường cao tới hơn 40 độ và đỉnh điểm có thể cao đến 63 độ. Chỉ cần đứng dưới mặt đường vài phút, đôi giày của bạn sẽ bị chảy nhựa vì quá nóng. Sở dĩ nó có nhiệt độ cao như vậy bởi vì nó nằm trên một ngọn núi lửa. Dù vậy nhưng vùng đất này vẫn có người sinh sống và thích nghi được cái nóng khắc nghiệt tại đây.

Mawsynram, Ấn Độ 

Mawsynram nằm ở phía đông bắc Ấn Độ thuộc biên giới Bangladesh. Theo sách kỉ lục Guiness, Mawsynram được xác nhận là nơi ẩm ướt nhất trên thế giới vẫn có người sinh sống. Lượng mưa trung bình ở đây là hơn 25400 mm/năm. Mùa mưa ở Mawsynram kéo dài từ tháng 6 đến tháng 9. Lượng mưa có thể lên tới hơn 1,5 m/ngày. Tại Mawsynram, hiện tượng mây bay vào nhà rất phổ biến.

Sa mạc Atacama

Đây là hoang mạc lớn tại phía bắc Chile, đây là một trong những vùng đất khô cằn nhất Trái Đất. Sách kỷ lục Guinness đã ghi nhận Atacama là sa mạc "khô cằn nhất thế giới". Atacama cũng được xem là hoang mạc khô cằn nhất thế giới bởi NASA, Hội địa lý Quốc gia Hoa Kỳ.

Dù khắc nghiệt nhưng hoang mạc vẫn có người sinh sống và đó là người dân của bộ lạc Atacameno, họ sống tập chung và thu hoạch nước từ sương mù để sinh sống.