Hai năm trở lại đây, Việt Nam được xuất khẩu ớt chính ngạch sang Trung Quốc giúp kim ngạch quả này tăng vọt.
Theo số liệu của Hiệp hội Hồ tiêu Việt nam, xuất khẩu ớt của nước ta trong 6 tháng đầu năm thu về 1,8 triệu USD với 815 tấn, giảm 43% về lượng so với tháng 5. Lũy kế 6 tháng đầu năm nước ta xuất khẩu 7.326 tấn ớt với kim ngạch đạt 17,9 triệu USD, tăng 5,3% về lượng và tăng mạnh 31,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023.
Trong các thị trường quốc tế thì Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với 6338 tấn, chiếm 86,5%. Lào đứng thứ 2 với sản lượng đạt 669 tấn, chiếm 9,1%. Mỹ là thị trường đứng thứ 3 với 124 tấn, tương đương 1,7%.
Được biết Trung Quốc là một quốc gia tiêu dùng ớt nhiều, trong mọi món ăn của họ ít nhiều đều có sử dụng ớt. Thậm chí đất nước tỷ dân này còn phân chia ăn ít ơn hay nhiều ớt theo vùng, có những vùng sử dụng ớt gấp 10 lần so với địa phương khác.
Ớt là loại gia vị không còn quá xa lạ với người Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung. Người dân ví cây ớt như một loại cây lời nhiều với đặc điểm sinh trưởng ngắn hạn. Bên cạnh đó nó có thể cho ra sản phẩm nhiều mà không đòi hỏi quá nhiều vào công đoạn chăm sóc hay chịu được thời tiết khắc nghiệt của thời tiết. Ớt sẽ được xuống giống cây vào khoảng tháng 9 đến tháng 11 hằng năm. Cây ớt sau 2 tháng trồng bắt đầu cho thu hoạch từ 3 đến 4 đợt trong khoảng 3 tháng, chất lượng quả cao nhất với trọng lượng lý tưởng có thể lên đến 4 kg mỗi cây.
Ớt được trồng khắp nơi trên lãnh thổ Việt Nam thế nhưng tại các tỉnh ĐBSCL được xem là thủ phủ ớt của Việt Nam được trồng nhiều nhất tại các tỉnh Đồng Tháp, An Giang, Tiền Giang, Sóc Trăng, Vĩnh Long và Trà Vinh với tổng diện tích trên 7.000 ha, sản lượng khoảng 100.000 tấn/năm.