Đời sống

GDP bình quân đầu người của Việt Nam đứng thứ mấy thế giới khi GDP cả nước lọt top 40

Năm 2000, GDP Việt Nam đạt khoảng 39,6 tỷ USD còn năm 2023, GDP Việt Nam đạt khoảng 433,7 tỷ USD.

Theo dữ liệu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF, năm 2000 GDP Việt Nam đạt khoảng 39,6 tỷ USD và xếp thứ 61/200 trên thế giới. GDP bình quân Việt Nam đạt khoảng 498,6 USD và xếp thú 171/200 trên thế giới.

Qua thời gian nền kinh tế của nước ta ngày càng phát triển, từ năm 2000 đến nay quy mô GDP và GDP bình quân Việt Nam liên tục cải thiện và nâng thứ hạng của mình trong bảng xếp hạng thế giới.

Năm 2023, GDP Việt Nam đạt khoảng 433,7 tỷ USD, xếp thứ 34 trên thế giới; còn GDP bình quân đạt khoảng 4.324 USD, xếp thứ 120 trên thế giới. Như vậy, so với năm 2000, GDP Việt Nam đã tăng 27 bậc và GDP bình quân tăng 51 bậc trên thế giới. Có thể thấy đây là một thành quả nỗ lực không ngừng nghỉ của Việt Nam trong thời gian qua, dù còn gặp nhiều khó khăn nhưng đất nước chúng ta luôn luôn hướng về phía trước và mong muốn phát triển mạnh mẽ.

Theo Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030, với mục tiêu tổng quát: “Phấn đấu đến năm 2030 là nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao… Phấn đấu đến năm 2045 trở thành nước phát triển thu nhập cao.

Cụ thể, mục tiêu đến năm 2030, GDP/người đạt 7.500 USD và GNI/người đạt trên 7.000 USD. Theo đó, mục tiêu đến năm 2030 Việt Nam là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao và đến năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao.

GDP là viết tắt của cụm từ Gross Dosmetic Product, dịch ra là tổng sản phẩm nội địa hoặc tổng sản phẩm quốc nội. Đây là một chỉ số tiêu dùng đo lường tổng giá trị thị trường của tất cả các loại hàng hóa, dịch vụ được sản xuất ra ở một quốc gia trong một thời kỳ nhất định.

GDP bình quân đầu người là tổng sản phẩm quốc nội của quốc gia trong năm chia cho dân số trung bình trong năm tương ứng.

Là một trong những chỉ tiêu kinh tế tổng hợp quan trọng phản ánh kết quả sản xuất tính bình quân đầu người trong một năm. Tổng sản phẩm quốc nội bình quân đầu người còn là chỉ tiêu được dùng để đánh giá sự phát triển kinh tế theo thời gian và so sánh quốc tế.