Điểm chung bất ngờ của bộ ba đại gia phố núi ‘Gia Lai’, đều liên quan tới một ngành nghề
Cả 3 đại gia phố núi đều khởi nghiệp từ công việc liên quan tới gỗ và dần dần lấn thân sang bất động sản.
Khởi nghiệp từ phố núi Gia Lai, những cái tên như Hoàng Anh Gia Lai, Quốc Cường Gia Lai, Đức Long Gia Lai không còn quá xa lạ với người làm kinh doanh. Thế nhưng không một con đường nào trải đầy hoa hồng, dù đã đạt được vinh quang nhất thời nhưng cả ba cái tên này đều gặp khó khăn của riêng mình.
Hoàng Anh Gia Lai là doanh nghiệp gắn liền với tên tuổi của ông Đoàn Nguyên Đức hay còn gọi là bầu Đức. Xuất phát điểm từ một xưởng đóng bàn học nhỏ cho học sinh sau đó thành lập Xí nghiệp tư nhân HAGL và mở rộng lĩnh vực kinh doanh sang trồng và chế biến gỗ, mủ cao su, bóng đá,...
Sau đó công ty của bầu Đức mở rộng sang cả thủy điện, bóng đá, bất động sản không chỉ ở các thành phố đắt đỏ như TPHCM, Đà Nẵng mà thậm chí còn ở nước ngoài. Bầu Đức giàu đến mức ông là doanh nhân đầu tiên ở Việt Nam mua máy bay riêng để phục vụ cho công việc.
Sau bầu Đức chính là bà Nguyễn THị Như Loan, khởi nghiệp từ mảnh đất Gia Lai, bà Loan hùn vốn với bạn để mở xưởng sản xuất chế biến gỗ xuất khẩu. Sau đó nữ doanh nhân sáng lập Xí nghiệp tư doanh Quốc Cường Gia Lai là tiền thân của Công ty CP Quốc Cường Gia Lai.
Ban đầu doanh nghiệp này chuyên cung cấp các sản phẩm từ gỗ sau đó mở rộng kinh doanh sang cà phê, phân bón. Năm 2005 bà Loan lấn sân sang kinh doanh bất động sản. Sau đó doanh nghiệp ngày càng phát triển và hoạt động ở đa ngành nghề khác nhau.
Cái tên còn lại là Đức Anh Gia Lai, doanh nghiệp này được thành lập dựa trên ngành nghề chính là chế biến gỗ tiêu dùng và sản xuất. Sau 12 năm hoạt động, đến 6/2007, Công ty CP Tập đoàn Đức Long Gia Lai được thành lập với số vốn điều lệ là 270 tỷ đồng. Sau đó, doanh nghiệp này lần lượt thành lập 20 công ty thành viên, mở và liên kết thành lập 13 chi nhánh, cửa hàng trong và ngoài nước hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư đa ngành nghề.
Đều có xuất phát điểm liên quan tới kinh doanh gỗ, sau đó lấn sân sang bất động sản. Từng có khối tài sản khủng thế nhưng không phải con đường nào cũng trải hoa hồng, cả ba cái tên này đều bước chân vào khoảng trời tối trong kinh doanh.
Hoàng Anh Gia Lai không tránh khỏi suy thoái kinh tế vào năm 2008, sau năm 2021 bầu Đức từng bước thoái vốn khỏi bất động sản, bán dần các quỹ đất để toàn lực phát triển nông nghiệp. Thế nhưng sau đó thua lỗ nhiều năm và luôn phải chịu áp lực xử lý nợ.
Về Quốc Cường Gia Lai, doanh nghiệp này trải đầy một màu xám lên bức tranh kinh tế, theo báo cáo cho thấy doanh thu lẫn lợi nhuận đều giảm vào năm ngoái. Lũy kế cả năm 2023, Quốc Cường Gia Lai ghi nhận doanh thu thuần đạt 432 tỷ đồng, giảm còn 1/3 so với năm trước. Lợi nhuận gộp cũng lao dốc mạnh khi chỉ đạt 83 tỷ đồng, giảm 40% so với mức 137 tỷ của năm trước.
Bên cạnh đó, CEO Nguyễn Thị Như Loan - Tổng giám đốc Quốc Cường Gia Lai mới đây cũng vướng lao lý. Ngày 19/7/2023, bà Loan bị Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (C03, Bộ Công an) bắt tạm giam về hành vi Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí tại khoản 3 Điều 219 Bộ luật Hình sự.
Đức Long Gia Lai trong vòng 1 năm qua đã hai lần bị yêu cầu mở thủ tục phá sản. Gần đây, doanh nghiệp này cũng bán sạch vốn góp tại Công ty TNHH Mass Noble Investments Limited (Mass Noble) – công ty đang tạo ra doanh thu chính cho doanh nghiệp này.