Ngôi đến đáng sợ nhất tại Trung Quốc khi tái hiện địa ngục với nhiều hình thức trừng phạt đau đớn
Ngôi đền tái hiện lại những hình thức tra tấn cho người xấu, khi còn sống đã là điều không hay.
Nằm tại quận Triều Dương, thành phố Bắc Kinh, Trung Quốc, ngôi đền Đông Ngạc là một trong những ngôi đền Đạo giáo lớn nhất Bắc Kinh. Nơi đây khiến cho người ta có phần e dè khi tái hiện lại khung cảnh địa ngục đối với phạm nhân. Ngôi đền được xây dựng vào năm 1319 thời nhà Nguyên, đến nay ngôi đền đã trải qua hàng trăm năm lịch sử. Kể từ năm 1999 nơi đây đã trở thành bảo tàng văn hóa dân gian Bắc Kinh.
Zhang Liusun là một quan viên triều đình nhà Nguyên, đồng thời là người hậu dựa của Đạo giáo Zhang Daoling đã quyên góp nhiều tiền của để mua đất hiến xây dựng đền. Đệ tử của ông, đạo sư Wu Quanjie (1269-1346) là người tiếp tục công việc xây dựng. Năm 1322, các sảnh chính và cổng chính hoàn thành.
Ngôi đền được xây dựng lại nhiều lần và trùng tu để có cái tên ĐÔng Nhạc như hiện tại. Năm 1698 ngôi đền được trùng tu dưới thời trị vì của Hoàng đế Khang Hy. Lần thứ 2 vào năm 1761 dưới thời Hoàng đế Càn long. Thời gian đã khiến ngôi đền bị hư hại nghiêm trọng, nhiều món vật bên trong đã không còn nữa.
Cho tới năm 1970 ngôi đền mới mở cửa trở lại, các bức tượng trong đền đều là bản sao vì trước đó nó đã biến mất. Nằm trên tổng diện tích 4,7ha, đền có 3 sân chính. Các sân lưu giữ bộ sưu tập những tấm bia đá. Khoảng 140 tấm bia đá có niên đại từ các triều đại nhà Nguyên, Minh và Thanh. 90 tấm vẫn còn cho tới ngày nay.
Ngôi đền này được coi là ngôi đền đáng sợ nhất Trung Quốc bởi nó tái hiện lại khung cảnh địa ngục đối với các phạm nhân. Bên trong ngôi đền mô tả những người qua đời nếu sống không tốt sẽ phải chịu hình phạt kinh khủng ra sao. Dù vậy nhưng nó không mang tính hù dọa mà mô phỏng lời nhắc nhở của người xưa muốn mọi người sống tốt hơn.
Đường tới khu đền này dễ tìm khi nằm trong khu phức hợp của bảo tàng văn hóa dân gian Bắc Kinh. Ngôi đền là một trong những địa điểm tôn giáo hấp dẫn nên ghé thăm mỗi khi tới Bắc Kinh.