Khám phá mới

Loài cây một lá quý giá của Việt Nam được cả thế giới săn lùng, đến người bản địa cũng khó nhìn thấy

Loài cây một lá quý giá của Việt Nam được cả thế giới săn lùng, đến người bản địa cũng khó nhìn thấy

Loài cây này được các nước phát triển tìm kiếm săn lùng, thế nhưng số lượng của chúng không nhiều và rất khó tìm thấy.

Ở Việt Nam có một loài cây vô cùng độc đáo và được nhiều nước săn lùng. Thậm chí loài cây này chỉ có một chiếc lá hình trái tim duy nhất, nó có tên khoa học là Nervilia fordii (Hance) Schultze, thuộc họ Orchidaceae (Lan). Ngoài ra loại cây độc đáo này còn có tên gọi khác là thanh niên quỳ, lan một lá, lan cờ, …

Thông tin từ báo Dân tộc cho biết, cây một lá là một cây địa sinh, loại cỏ sống lâu, cao từ 10 – 20cm. Thân rất ngắn, củ tròn to, màu trắng đục, nạc, trên củ có nhiều đốt có thể nặng tới 1,5 – 20g. Thẳng từ củ, chỉ mọc lên có một lá riêng lẻ sau khi hoa tàn.

Tính chất của cây ưa bóng râm và môi trường ẩm ướt, chúng thường xuất hiện và sinh sôi tại các hốc đá thiếu ánh nắng mặt trời hoặc trên lớp đất có nhiều thảm mục dưới những tán cây. Lá hình tim tròn, màu xanh lá mạ, xếp theo các gân lá hình chân vịt, đường kính 10 – 25cm mép uốn lượn. Gân lá tỏa đều từ cuống lá, cuống lá dài 10 – 20cm, màu tím hồng.

Cây ra hoa vào tháng 3, tháng 4 và tháng 5, cho quả nang vào các tháng 4, tháng 5 và tháng 6. Khi hoa nở, đầu cánh hoa phía trên chụm lại làm toàn hoa giống như chiếc đèn lồng. Quả hình thoi, trên có múi trông giống như quả khế con, dài 2 – 3cm. Quả nang chứa nhiều hạt nhỏ. Củ hình thành từ tháng 5 đến tháng 11. Củ cây một lá chuyển sang trạng thái ngủ từ tháng 11 tới tháng 3 năm sau mới hoạt động trở lại.

Tại Việt Nam, loài cây này thường được tìm thấy ở các vùng núi đá vôi và nơi ẩm ướt ở các chân núi. Cây thường mọc ở Lào Cai, Hòa Bình, Ninh Bình, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Tuyên Quang, Hà Tây, Sơn La, Lai Châu,…

Theo Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam, trữ lượng cây một lá trong tự nhiên ở Việt Nam ngày càng suy giảm do bị khai thác nhiều. Lượng cây một lá trong tự nhiên không nhiều (ở Vườn quốc gia Pù Mát là 10 - 15 cây/100m2) khiến cho loài cây này trở nên quý hiếm và có nguy cơ bị đe dọa tuyệt chủng. Cây một lá được ghi vào danh sách các loài cây cần được bảo vệ trong "Sách đỏ Việt Nam".