Khám phá mới

Người Trung Quốc giàu nhất nhất thế kỷ 18, đến cả Càn Long cũng không thể sánh bằng

Người Trung Quốc giàu nhất nhất thế kỷ 18, đến cả Càn Long cũng không thể sánh bằng

Hòa Thân thậm chí còn sở hữu khối tài sản và sản vật quý giá vượt mặt Càn Long.

Trong các quan trong thời phong kiến Trung Hoa, không ai không biết tới cái tên Hòa Thân - đệ nhất tham quan thuộc triều đại nhà Thanh. Hòa Thân còn được gọi là Hòa Khôn, một trong những đại thần trong triều đại thời Càn Long. Hòa Thân bắt đầu sự nghiệp vào năm 1772 khi được bổ nhiệm làm lính canh cửa Tử Cấm Thành.

Hòa Thân nổi tiếng là quan tham trong thời Càn Long.

Với tài năng của mình, Hòa Thân nhanh chóng lọt vào tầm mắt xanh của Hoàng đế và nhanh chóng chiếm được tình cảm của vua. Năm 1780 Hòa Thân được thăng chức làm thượng thư Bộ Hộ, thậm chí Càn Long còn tin tưởng gả con gái là Thập công chúa cho con trai của Hòa Thân.

Trong thời gian làm quan của mình, Hòa Thân đã sử dụng quyền thế của mình để thống trị ngầm trong điều đình. Nhiều khoản chi cho Hoàng đế đều được Hòa Thân quản lý và không ai dám làm trái ý Hòa Thân. Trong những năm làm việc, Hòa Thân vơ vét không biết bao nhiêu tiền tài, của cải về mình mà không một ai không biết, thế nhưng không ai dám đứng lên tố cáo hay vạch trần vì lo sợ thế lực của Hòa Thân.

Nhiều báu vật Hòa Thân có mà Càn Long thậm chí còn không biết.

Theo tài liệu ghi lại, Hòa Thân thậm chí còn giàu hơn cả Hoàng đế và sở hữu nhiều báu vật lớn hơn rất nhiều lần so với ngân khố quốc gia. Mối khi các nước chư hầu cống nộp sản vật, Hòa Thân cũng có phần và thậm chí Hòa Thân còn có những món đồ mà Càn Long không có.

Hòa Thân được người Trung Quốc ví như người giàu nhất thế giới thế kỷ 18 bởi trong kho của ông tồn tại hàng loạt kho báu giá trị đắt đỏ. Trong Cung Vương Phủ, có 2 nơi cho thấy sự giàu có xa xỉ của Hòa Thân là nơi ở của ông ta và thứ hai là Tàng Bảo. Tuy là tham quan nhưng nhiều người phải công nhận Bảo Thân có con mắt tinh tường khi lựa chọn bảo vật, những món đồ mà ông ưng ý đều có giá hàng nghìn tỷ đồng.

Đầu tiên nhìn vào Tích Tấn Trai - nơi Hòa Thân ở cùng 9 người vợ. Bên trong ngôi nhà có những cây gỗ độc đáo và được các nhà sử học định giá lên tới 2,7 tỷ NDT. Những cây cột này đều được tạo nên từ những cây gỗ quý hiếm, cây kim tơ nam mộc - một trong những loại gỗ được dùng cho vua chúa ngày xưa. Dù không phải là vua nhưng những món đồ mà Hòa Thân có thậm chí sánh ngang với thiện mệnh.

Cột nhà của Hòa Thân được làm bằng gỗ quý nghìn tỷ.

Bên cạnh đó những đồ gỗ trong nhà Hòa Thân cũng làm từ gỗ đàn hương và khảm xà cừ. Gạch lát sàn cũng không hề bình thường khi được tạo thành trong quá trình phun núi lửa. Do đó chúng có tuổi đời hàng trăm triệu năm và tạo cảm giác ấm áp vào mùa đông, mát mẻ vào mùa hè.

Những bức tường chứa hàng ngàn kho báu, vàng bạc đá quý, thế nhưng điều bí ẩn chứa đựng đằng sau bức tường vẫn còn là một bí ẩn. Trong danh sách này còn có tượng Phật ngọc từ Hòa Điền, bức tượng này cao tới 1,2 mét và nặng hơn 200kg. Ngọc Hòa Điền từng là bảo vật quý giá nổi tiếng nhất Trung Quốc.

Những báu vật Hòa Thân sở hữu.

Ngoài ra còn có bức Tượng quan Âm từ ngọc phỉ thúy, bức tượng này được ước tính có giá hàng nghìn tỷ đồng. Tượng cao 1,26 mét và chất lượng vô cùng hoàn hảo, đường nét tinh xảo và được coi là một trong những bức tượng quý giá trong thời phong kiến Trung Hoa.

San Hô đỏ cũng nằm trong danh sách và thậm chí nó chỉ đạt khoảng 2 thước trong thời Càn Long. Thế nhưng san hô đỏ của Hòa Thân lại cao khoảng 3 thước và sở hữu tới 11 tảng, đây là loài vật quý hiếm được tìm thấy ở những hang hốc tối tăm dưới đáy biển.