Các nước xử phạt vi phạm nồng độ cồn khi tham gia giao thông ra sao, liệu có khác so với Việt Nam?
Những quy định về nồng độ cồn trên thế giới có gì khác so với Việt Nam?
Tại Anh, người tham gia giao thông, lái xe sau khi uống bia rượu vượt ngưỡng cho phép có thể đối diện với án tù 6 tháng, tiền phạt không giới hạn và bị cấm điều khiển phương tiện ít nhất 1 năm. Bạn có thể phải chịu 3 năm nếu như bị kết tội lần 2 trong khoảng thời gian 10 năm.
Những vấn đề khác mà tài xế vi phạm nồng độ cồn có thể đối mặt: chi phí bảo hiểm xe tăng đáng kể, chủ lao động sẽ thấy bản án của tài xế trên bằng lái, có thể gặp vấn đề khi đến những quốc gia như Mỹ.
Tại Malaysia, ngoài việc bạn phải đối diện về mặt pháp lý tài xế vi phạm nồng độ cồn có thể phải đối mặt những vấn đề liên quan đến nghề nghiệp. Họ phải tiết lộ bản án của mình cho người sử dụng lao động khi đi phỏng vấn, nhiều công ty thậm chí sa thải hoặc không tuyển dụng những người này.
Tại Mỹ, một số bang thực hiện điều gọi là mức phạt tăng cường đối với những tài xế có nồng độ cồn vượt mức cho phép. Những hình phạt này bao gồm tiền phạt nặng hơn, hủy bỏ thu hồi giấy phép lái xe.
Tại Anh và một số quốc gia khác, ngưỡng nồng độ cồn trong máu cho phép là 35 miligam trên 100 mililit khí thở, 80 microgam trên 100 mililit máu và 107 miligam trên 100 mililit nước tiểu. Những người chống đối khi bị yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn sẽ bị phạt tù, tiền.
Với một số quốc gia như Malaysia, tài xế bị buộc tội vi phạm nồng độ cồn được phép thuê luật sư đại diện cho mình trước tòa. Luật sư có thể đưa ra lời khuyên hữu ích về mặt pháp lý để họ có thể nhận bản án nhẹ hơn. Tại Mỹ nếu nồng độ cồn của tài xế vượt ngưỡng, không đồng nghĩa bạn sẽ bị kết tội trong tình trạng say sỉn. Nếu cảnh sát làm không đúng nguyên tắc hay dừng xe một cách bất hợp pháp, vi phạm quyền hiến pháp thì công tố viên không thể sử dụng bất kỳ bằng chứng nào thu được từ đợt khám xét.
Vậy mức nồng độ cồn trong máu cho phép là bao nhiêu? Trong khi Mỹ và Canada nhất quán với ngưỡng 0,08%, mức này giảm xuống còn 0,05% ở Peru, Bolivia và Argentina. Paraguay, Uruguay và Brazil duy trì chính sách "không khoan nhượng", tức nồng độ cồn bằng 0, đối với hành vi lái xe sau khi sử dụng rượu bia. Anh, xứ Wales và Bắc Ireland có chung giới hạn 0,08% như Mỹ, nhưng Scotland có giới hạn thấp hơn một chút: 0,05%.
Vậy những điều đó có khác biệt gì so với Việt Nam? Tại Việt Nam điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.
Căn cứ tại điểm c khoản 6, điểm c khoản 8, điểm a khoản 10, điểm e, điểm g, điểm h khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, người điều khiển ô tô và các loại xe ô tô mà có nồng độ cồn trong người sẽ bị xử phạt như sau:
Đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy:
- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở. Hình phạt bổ sung là bị tước quyền sử dụng Giấy phép lai xe từ 10 tháng đến 12 tháng.
- Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe không chấp hành yêu cầu kiểm tra về chất ma túy, nồng độ cồn của người thi hành công vụ; Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở. Hình phạt bổ sung là bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng.
- Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở; Hoặc không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ. Người điều khiển xe còn bị áp dụng hình phạt bổ sung là bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.