Đời sống

Nhà tình báo bí ẩn 'Ông Ba Quốc' của Việt Nam: Chiến công lẫy lừng, 20 năm liều mình hoạt động trong lòng địch

Nhà tình báo bí ẩn 'Ông Ba Quốc' của Việt Nam: Chiến công lẫy lừng, 20 năm liều mình hoạt động trong lòng địch

Thiếu tướng Đặng Trần Đức đã cống hiến cả đời mình để hoạt động cách mạng, thực hiện nhiều nhiệm vụ bí mật và là tình báo bí ẩn hàng đầu của Việt Nam.

Trong thời điểm cách mạng kháng chiến chống Mỹ diễn ra, có rất nhiều tên tuổi anh dũng hy sinh, cũng có nhiều người không ngại khó khăn, không sợ chết ‘chui sâu’ vào hàng ngũ của địch. Từ đó quân ta biết được thêm nhiều thông tin hơn và chuẩn bị kỹ càng hơn công tác chống địch. Thiếu tướng Đặng Trần Đức (còn gọi là ông Ba Quốc) là một trong những đặc vụ giỏi và có nhiều đóng góp, những vị trí công tác của ông rất đặc biệt, ông hoạt động ngay trong sào huyệt cơ quan tình báo của địch – Phủ Đặc ủy Trung ương tình báo ngụy.

Thiếu tướng Đặng Trần Đức (Bìa phải)

Ông Đặng Trần Đức (1922-2004), bí danh Ba Quốc, ông nhập ngũ tháng 5-1949 và đã tham gia hoạt động cách mạng từ những ngày đầu giành chính quyền tại Thủ đô Hà Nội năm 1945. Vào năm 1950 ông theo yêu cầu của Đảng, ông được bố trí vào hoạt động giữa lòng địch và cung cấp nhiều thông tin, tài liệu của địch nhằm phục vụ cho công tác kháng chiến chống thực dân Pháp.

Thiếu tướng Đặng Trần Đức

Sau hiệp định Giơ-ne-vơ 1945, Thiếu tướng Đặng Trần Đức đi theo con đường của địch vào hoạt động tại Sài Gòn. Thời điểm ban đầu ông chỉ là một kế toán, thế nhưng nhờ những biểu hiện nhạy bén ông từng bước lấy được lòng tin của Trần Kim Tuyến, Giám đốc Sở nghiên cứu chính trị. Ông là một trong những phụ tá làm được việc cho Trần Kim Tuyến và vượt qua được nhiều cuộc sát hạch bằng máy kiểm tra nói dối của Mỹ, ông tạo được lòng tin vững chắc trong lòng địch. Nhờ đó Thiếu tướng Đặng Trần Đức đã tiếp cận được với những tài liệu quan trọng của cơ quan tình báo quân địch. 

Tạo dựng được nhiều lòng tin nên vị trí của ông trong lòng địch ngày càng cao, Ba Quốc có điều kiện và cơ hội tiếp xúc với nhiều nhân vật cấp cao trong chính quyền địch. Những thông tin và tài liệu do thiếu tướng kịp gửi lên trên và giúp ta tránh được những thiệt hại to lớn. Ông còn phát hiện một số địa điểm tổ chức gián điệp của địch cài ở vùng giải phóng, ngăn chặn những thiệt hại không đáng có cho cách mạng.

Thiếu tướng Đặng Trần Đức cùng Bí Thư Đỗ Mười và các tướng lĩnh khác

24 năm hoạt động trong hàng ngũ địch, gia đình và ông đã chịu nhiều thiệt thòi, hy sinh vì cách mạng. Để bảo vệ vỏ bọc cho ông, có người đã bị chế độ ngụy quyền bắt, tra tấn và đàn áp, gia đình của ông cũng ở lại miền Bắc chịu nhiều tai tiếng nhưng vẫn không dám tiết lộ để ông yên tâm hoạt động.

Ngày 6-11-1978, Đặng Trần Đức được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân. Ông mất năm 2004 trong niềm tiếc thương của gia đình, đồng chí, đồng đội.