Đời sống

Cuộc đời bi thảm của người phụ nữ tìm ra phương pháp chữa bệnh phong, bị ăn cắp thành quả trắng trợn

Cuộc đời bi thảm của người phụ nữ tìm ra phương pháp chữa bệnh phong, bị ăn cắp thành quả trắng trợn

Qua đời ở tuổi 24, Alice Ball khiến người thân và bạn bè không khỏi xót xa thế nhưng bà lại có đóng góp to lớn trong viêc tìm ra phương pháp chữa trị bệnh phong.

Alice Ball là một nhà khoa Hóa học người Mỹ, cô có nhiều đóng góp cho lĩnh vực y học, thế nhưng cuộc đời của cô không êm đềm như những cô gái khác mà phải trải qua nhiều giai đoạn khó khăn. Thế nhưng bất chấp những khó khăn cô vẫn cống hiến hết mình cho khoa học và những nghiên cứu của cô đã cho bước đột phá trong việc khám chữa bệnh phong. Chính nhờ những nghiên cứu đó mà hàng ngàn người đã được cứu sống.

 

Alice Ball lấy được bằng thạc sĩ sau quá trình học tập và trở thành người phụ nữ đầu tiên và là người phụ nữ Mỹ gốc Phi đầu tiên theo học tại Đại học Hawaii. Sinh ra và lớn lên tại TP Seattle, Mỹ, Ball có một gia đình chưa thực sự trọn vẹn khi cha cô mất lúc cô 16 tuổi. Đây là một việc ảnh hưởng nhiều tới tâm lý của gia đình. Thế nhưng Alice vẫn cố gắng theo đuổi con đường học tập của mình và theo học tại các trường đại học danh tiếng.

Sau đó cô được nhận học bổng thạc sĩ tại Đại học Hawaii và đã công tác lâu dài tại đây, cô cũng là nữ giảng viên đầu tiên của Khoa hóa học UH. công việc chiết xuất và biến đổi dầu từ cây đại phong tử của bà vào năm 1916 đã dẫn đến phương pháp điều trị đầu tiên cho bệnh phong, mang lại hy vọng cho hàng ngàn bệnh nhân vốn trước đây chỉ biết đến tuyệt vọng, theo UH Foundation.

 

Những nghiên cứu của Alice đã dẫn đến phương pháp điều trị bằng đường tiêm, nó có hiệu quả và thành công trong điều trị bệnh phong. Thế nhưng cuộc đời lại nghiệt ngã khi Alice qua đời vào năm 24 tuổi một cách đột ngột do biến chứng hít phải khí clo trong quá trình giảng dạy tại trường. Vào thời điểm đó Alice chưa công bố những nghiên cứu mang tính cách mạng của mình. Sau đó những nghiên cứu của cô đã bị hai gã đàn ông ăn cắp trắng trợn.

“Hai người đàn ông đã đánh cắp công trình của Ball và không ghi nhận những đóng góp bà. Đó là Arthur Dean, Hiệu trưởng Đại học Hawaii và Richard Wrenshall, giáo sư hóa học”, Sibrina Collins, Giám đốc điều hành của Trung tâm Marburger STEM tại Đại học Công nghệ Lawrence (Mỹ), cho biết trong một cuộc phỏng vấn với The New York Times.

Những người này đã lợi dụng nghiên cứu đó và sản xuất hàng loạt thuốc chữa bệnh phong, giao dịch trong lẫn ngoài nước và thu lợi về khoản tiền khổng lồ. Phải mất nửa thế kỷ sau, Alice mới được ghi nhận cho những thành tựu của mình khi có người lên tiếng vạch trần 2 người đàn ông đó.

Để ghi nhận những đóng góp của Ball, Đại học Hawaii đã dựng một tấm bảng vinh danh bà vào năm 2007 và 2020. Thống đốc bang Hawaii tuyên bố ngày 29/2 hàng năm là "Ngày Alice Ball" tại bang này.