Đời sống

Những lưu ý mà người còn giữ CMND dù đã có CCCD cần biết nếu không muốn bị mất tiền oan

Thẻ căn cước công dân gắn chip hay còn được biết đến là thẻ căn cước điện tử e-ID là một loại giấy tờ mới, nó dùng thay thế cho CMND và CCCD mã vạch. Theo quy định từ 1/1/2021 toàn bộ thẻ CMND và CCCD cũ khi được cấp lại sẽ được thay thế bằng thẻ căn cước công dân điện tử.

Thẻ CCCD gắn chip có vai trò quan trọng như một loại giấy tờ tùy thân, dùng để xác nhận và xác thực danh tính của cá nhân. Ngoài ra nó có thể dùng để truy cập tra cứu thông tin của công dân chủ sở hữu trên hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Tính tới thời điểm hiện tại, nhiều người đã không còn sử dụng CMND mà thay vào đó là dùng thẻ CCCD gắn chip, nhưng vẫn có một số người còn giữ CMND còn hạn sử dụng, chưa bị cắt góc. Với những đối tượng này, liệu có được sử dụng song song hai loại giấy tờ này không?

Bị phạt tiền khi sử dụng song song CMND và CCCD gắn chip

Đại diện lãnh đạo Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (PC06) Công an TP.HCM cho biết, theo quy định tại Khoản 3, Điều 11 Thông tư 59/2021/TT-BCA sẽ thu lại CMND, thẻ CCCD đang sử dụng trong trường hợp công dân làm thủ tục chuyển từ CMND sang thẻ CCCD, đổi thẻ CCCD.

Đồng thời, Khoản 8, Điều 5 Thông tư 60/2021/TT-BCA cũng quy định, thu hồi CMND/CCCD cũ đối với trường hợp công dân làm thủ tục đổi từ CMND sang thẻ CCCD, đổi thẻ CCCD.

Trước đây khi làm CCCD chỉ những trường hợp CMND bị hỏng không thể sử dụng được nữa mới bị thu hồi. Khi trả thẻ CCCD đã hoàn thành cho người dân, cán bộ sẽ tiến hành cắt góc phía bên phải mặt của CMND và ghi vào hồ sơ và trả CMND được cắt góc cho người dân.

Tuy nhiên hiện nay khi làm thủ tục chuyển từ CMND sang CCCD sẽ bị thu hồi CMND cũ và không được sử dụng song song cả 2, quy định này áp dụng từ 1/7/2021.

Đại diện lãnh đạo PC06 cho hay: "CMND không còn giá trị sử dụng khi người dân đã nhận được thẻ CCCD gắn chip". Do đó, người dân nên sử dụng CCCD gắn chip cho các giao dịch để để tránh trường hợp sau này phải thực hiện các thủ tục thay đổi thông tin thành số CCCD và cũng tránh những rắc rối về sau.

Không những thế, người dân có thể bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng do không thực hiện đúng quy định về cấp, đổi, cấp lại thẻ CCCD theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 10 Nghị định 144/2021/NĐ-CP ngày 31/12/2021.

Một vài lưu ý khi sử dụng CCCD gắn chip mà người dân nên lưu ý.

- Tuyệt đối không cho người lạ mượn, chụp, cầm cố thẻ CCCD có gắn chíp điện tử cho các công ty cho vay hoạt động “tín dụng đen”.

- Tuyệt đối không đăng tải, chia sẻ hình ảnh thẻ CCCD có gắn chíp điện tử lên các trang mạng xã hội như Facebook, Zalo...

- Trường hợp bị mất CCCD có gắn chíp, người dân phải trình báo ngay cho cơ quan chức năng hoặc đến các điểm cấp CCCD nơi đăng ký thường trú, tạm trú để được hướng dẫn thủ tục cấp lại thẻ CCCD mới. Đây là cơ sở để xác thực chủ sở hữu CCCD trong thời gian bị mất không có liên quan đến các giao dịch dân sự phát sinh hay thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật.

- Khi bị các đối tượng xấu lừa đảo đánh cắp thông tin cá nhân CCCD có chíp điện tử để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật, người dân cần liên hệ ngay với cơ quan Công an nơi gần nhất để được hỗ trợ. Trường hợp nghi ngờ, phát hiện số CCCD của cá nhân được mở tài khoản ngân hàng... thì báo ngay cho bên ngân hàng khóa tài khoản vi phạm.

- Trường hợp cá nhân phát hiện việc cho thuê CCCD có chíp điện tử thì cung cấp ngay sai phạm cho cơ quan Công an nơi gần nhất. cung cấp tài liệu có liên quan việc cho thuê, mướn CCCD để xử lý theo quy định. Nếu biết đối tượng sử dụng CCCD của người khác để mở tài khoản và sử dụng vào các hoạt động trái pháp luật mà không tố giác thì có thể bị xử lý theo pháp luật tùy vào việc đối tượng vi phạm mức độ ít nghiêm trọng, nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hay đặc biệt nghiêm trọng để có cơ sở xử lý.

 

Vén màn bí ẩn 'cây ma cà rồng' trong rừng rậm, sống sót phi thường nhờ 'cộng sự' các cây khác

Chiếc cây bí ẩn này khiến giới khoa học ‘đau đầu’ đi tìm lời giải đáp vì khả năng sống sót phi thường.