Đời sống

Món ăn ‘ngược đãi’ động vật man rợ, bị nhiều quốc gia cấm lưu hành nhưng lại được giới nhà giàu ưa thích

Món ăn ‘ngược đãi’ động vật man rợ, bị nhiều quốc gia cấm lưu hành nhưng lại được giới nhà giàu ưa thích

Món ăn được nói tới ở đây chính là gan ngỗng, nó thậm chí được coi là món ăn xa xỉ và xứng tầm với giới nhà giàu. Hương vị món ăn được miêu tả là thơm ngon và có độ béo mịn, kích thích vị giác của người dùng.

Được giới nhà giàu yêu thích và có giá đắt đỏ thế nhưng đây cũng là món ăn gây nhiều tranh cãi trong giới ẩm thực. Nó khiến người ta phải rợn gáy khi nhắc đến quá trình nuôi con ngỗng một cách tàn nhẫn. Không ít người đã lên tiếng phản đối về món ăn này.

Đầu tiên nói về hương vị, rõ ràng gan ngỗng có vị ngon xuất sắc hơn hẳn, bên cạnh đó vì quá trình nuôi “đặc biệt” nên những miếng gan rất dày, lượng chất béo cũng cao hơn nhiều lần. Khi được nấu ở một nhiệt độ nhất định, gan ngỗng tỏa ra mùi thơm rất quyến rũ, chất béo trong nó tan chảy ra, thấm đượm gia vị, khi ăn thực khách sẽ cảm nhận được sự tinh tế của món ăn này. Hơn nữa, quá trình làm ra món foie gras cũng rất phức tạp và đòi hỏi tay nghề đầu bếp cao, do đó nó thường có mặt trong thực đơn ở những nhà hàng đắt tiền.

Về giá trị dinh dưỡng đối với gan ngỗng tươi khá hạn chế, nhưng qua quá trình chế biến thành pate gan ngỗng có chứa một lượng nhỏ rượu vang trắng, thông tin thành phần dinh dưỡng nhiều như vitamin A, vitamin B12, sắt, đồng...

Foie gras - gan ngỗng thực chất là một miếng gan đầy mỡ được lấy ra từ những con ngỗng phát phì hay không muốn nói là bị bệnh béo phì. Chúng có hương vị đăng trưng béo ngậy là do người ta đã ép những con ngỗng ăn đủ loại ngũ cốc bằng cách đưa chúng thông qua đường kim tiêm. Hiểu đơn giản hơn những con ngỗng sẽ bị nhồi thức ăn trong quá trình nuôi để lấy gan. Sau khi banh miệng những con ngỗng, người ra sẽ bơm trực tiếp thức ăn thông qua đó và quá trình này bị nhiều tổ chức quyền lợi động vật lên án gay gắt.

Ngày nay, rất nhiều nơi đã cấm lưu hành món ăn này, điển hình như bang California (Mỹ), Anh, Argentina, Ấn Độ, Israel... Dù vậy, vẫn có một vài nơi lưu hành món gan ngỗng bất chấp sự phản đối của nhiều người ở khắp nơi trên thế giới.

 

Có thể bạn chưa biết: Chim cánh cụt nhận ra bạn tình bằng cách ghi nhớ đốm chấm

Những nghiên cứu mới về loài chim cánh cụt Châu Phi đã tiết lộ một điều vô cùng đặc biệt về chúng.