1. Mực khổng lồ - Đôi mắt lớn nhất
Đây được xem là loài sở hữu đôi mắt lớn nhất trong thế giới động vật. Theo Heather Judkins - Chuyên gia về động vật chân đầu ở Đại học Nam Florida tại St. Petersburg: “Mực khổng lồ sống ở mọi đại dương, có chiều dài ước tính từ 12 đến 14 m từ thân tới chóp xúc tu và nặng khoảng 270 kg, mắt của chúng có đường kính tới 25cm”.
Mực khổng lồ có thể phát hiện một con cá nhà táng đang di chuyển ở cự ly 122 mét. Đây là một trong những kẻ thù chính của mực khổng lồ, thường di chuyển ở vùng đại dương sâu có ít hoặc không có ánh sáng mặt trời.
2. Cá ma - Đôi mắt phản chiếu
Cá ma (spookfish) sống ở sâu dưới đáy đại dương, nơi ánh sáng mặt trời hiếm khi chạm tới. Vì vậy chúng thường sử dụng một cấu trúc thị giác giống như gương và thấu kính để nhìn mọi vật xung quanh.
Trong đó, các gương thấu kính trong mắt của chúng được làm bằng tinh thể guanine, có thể tập trung để khuếch đại ánh sáng phát ra từ sinh vật phù du và các sinh vật biển phát sáng khác.
Không chỉ thế, đôi mắt của cá ma còn được chia thành hai phần kết nối với nhau, một phần hướng lên trên, còn phần kia nhìn xuống dưới. Bằng cách đó, chúng có thể theo dõi con mồi với một góc rộng hơn, cũng như dễ dàng phát hiện những kẻ săn mồi đang ẩn nấp.
3. Tôm bọ ngựa - Phát hiện tia cực tím
Tôm bọ ngựa sở hữu những càng nhanh nhẹn với sức mạnh ấn tượng. Theo đó, chúng có thể phá vỡ vỏ ốc sên chỉ bằng một đòn tấn công. Không chỉ vậy, tôm bọ ngựa còn sở hữu một hệ thống thị giác độc đáo, với mắt có thể xử lý 12 kênh màu, cũng như phát hiện tia cực tím (UV), ánh sáng phân cực, có các sóng dao động theo cùng một hướng.
Để so sánh, con người chỉ có thể xử lý 3 kênh màu, gồm: xanh lam, xanh lục và đỏ. Ngoài ra, mắt người hoàn toàn không thể nhìn thấy ánh sáng phân cực hoặc tia cực tím.
4. Tuần lộc Bắc Cực - Đôi mắt chuyển màu
Tuần lộc Bắc Cực (tapetum lucidum) là loài động vật có xương sống hiếm hoi thay đổi màu mắt theo mùa. Cụ thể, đôi mắt của chúng chuyển từ màu vàng vào mùa hè sang màu xanh lam vào mùa đông.
Trong đó, đôi mắt xanh giúp chúng tăng cường khả năng phát hiện các bước sóng ánh sáng ngắn hơn đa số động vật móng guốc trong mùa đông. Ngược lại, vào mùa hè, mắt chúng không còn cần hấp thụ nhiều ánh sáng trong thời gian ngắn và chuyển trở lại màu vàng.
5. Đại bàng vàng - Siêu thị giác
Đại bàng vàng thường sinh sống chủ yếu ở Bắc Mỹ, Châu Âu và một số khu vực ở Châu Á. Chúng thường bay rất cao trên bầu trời với sải cánh dài 2,1 mét. Tuy nhiên, chúng dễ dàng phát hiện ra con mồi ở cự ly cách xa vài km nhờ sở hữu mật độ cực cao các tế bào thị giác được gọi là tế bào hình que và hình nón nằm bên trong võng mạc.
Các tế bào hình que có nhiệm vụ ghi lại hình dạng tổng thể của một vật, trong khi các tế bào hình nón phát hiện màu sắc và độ chi tiết. Theo các nghiên cứu, mật độ tế bào hình que và hình nón trong mắt chim săn mồi cao hơn ít nhất 5 lần so với mắt người.
Cậu bé bán hàng rong nói trôi chảy 16 thứ tiếng, đổi đời nhờ một clip được đăng lên mạng xã hội
Câu chuyện về cậu bé bán hàng rong có gia cảnh nghèo khổ nhưng luôn nỗ lực học tập nhận được sự đồng cảm từ đông đảo mọi người.