Đời sống

Loài vật di chuyển với tốc độ kinh ngạc, thuộc top sinh vật phá kỷ lục thế giới: Gần 1m/s, gấp 108 lần chiều dài cơ thể

Nếu để so sánh tốc độ với chiều dài cơ thể, loài kiến bạc Sahara có thể xứng danh số 1 trong thế giới động vật mà ít có loài nào sánh bằng. Kiến bạc Sahara (Cataglyphis bombycina) thuộc họ Formicidae sống ở sa mạc Sahara. Cơ thể chúng có màu lấp lánh ánh bạc và phản xạ với ánh sáng. Tốc độ của chúng đạt 0,855m/giây (855mm/giây), gấp tới 108 lần chiều dài cơ thể mỗi giây. 

Với tốc độ cực nhanh này, kiến bạc Sahara đương nhiên trở thành loài kiến nhanh nhất thế giới và chúng cũng nằm trong danh sách các sinh vật phá kỷ lục về tốc độ. Trong danh sách này còn có một số loài động vật khác như bọ hổ Australia (tốc độ bằng 171 chiều dài cơ thể/giây) và bọ ve sống ven biển California (gấp 377 lần chiều dài cơ thể/giây). 

Thông qua các nghiên cứu khoa học cho thấy loài kiến này dựa vào môi trường sống và cấu tạo cơ thể để giúp chúng đạt tốc độ cực nhanh. Nhiều loài động vật sa mạc khác lựa chọn cách trốn dưới cát, trong hang vào ban ngày vì thời tiết quá nóng và chỉ ra ngoài khi màn đêm buông xuống thì kiến bạc Sahara lại lựa chọn cách ngược lại. 

Loài kiến này di chuyển cực nhanh từ tổ ra ngoài để kiếm nguồn thức ăn. Di chuyển nhanh giúp chúng có thể tránh cái nóng gay gắt từ nhiệt độ sa mạc và nguy cơ bị loài động vật khác ăn thịt.

Chiều dài chân của chúng cũng dài hơn so với nhiều loài kiến khác. Chiều dài đó giúp cho cơ thể không bị chạm vào bề mặt cát nóng trên sa mạc. Tốc độ của loài kiến này chỉ chậm lại khi môi trường xung quanh lạnh hơn.

Ngoài ra, trong một nghiên cứu năm 2015, các nhà khoa học nhận ra rằng cách thức di chuyển của kiến cũng là yếu tố quan trọng quyết định tốc độ. Chúng di chuyển 3 chân cùng một lúc như phi nước đại, mỗi chân dài 4,3-6,8mm vung lên khoảng 47 lần mỗi giây, tốc độ đạt 1.300 mm/giây, nhanh hơn 1/3 lần so với các loài kiến khác.

 

Bật mí lý do người Hà Lan không kéo rèm cửa khi ở nhà, trái ngược so với nhiều nước trên thế giới

Những thông tin trong bài viết dưới đây sẽ giúp độc giả giải đáp được thắc mắc vì sao người Hà Lan thường không kéo rèm cửa khi ở nhà.