Sông Hồng sở hữu 4 loại cá quý hiếm bậc nhất, nguy cơ tuyệt chủng: Có loại cá 'tiến vua' 10 triệu/kg
Sông Hồng ở Việt Nam là nơi sinh sống của nhiều loài cá có giá trị lớn về kinh tế, đáng nói còn có nhiều loài cá đặc biệt quý hiếm, có tên trong sách đỏ.
Trong đó, có 4 loại cá quý hiếm được mệnh danh là ‘Quý ngư’ xuất hiện ở Sông Hồng đang có nguy cơ tuyệt chủng, xếp thứ nguy cấp bậc 2 bao gồm: Cá lăng chấm (Hemibagrus gutattus Lacépède, 1803), cá chiên (Bagarius yarrelli Sykes, 1839), cá bỗng (Spinibarbus denticulatus Oshima, 1926) và cá anh vũ (Semilabeo obscous Lin., 1981).
Đáng nói, đây là 4 loài cá đều được coi là đặc sản hàng đầu thuộc hệ thống sông Hồng và có trong sách đỏ Việt Nam.
Vào năm 2006, Bản điều tra nghiên cứu về hiện trạng và biện pháp bảo vệ, phục hồi một số loài cá hoang dã quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng trên hệ thống sông Hồng của nhóm tác giả thuộc Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thuỷ sản I đã báo về tình trạng giảm nghiêm trọng của 4 loài cá nói trên. Theo đó, sản lượng khai thác của lăng chấm, cá chiên, cá bỗng và cá anh vũ trên hệ thống sông Hồng đã giảm xuống còn 0-15% sản lượng những năm 70, 80. Đáng nói, theo bản báo cáo này, lượng cá bỗng chỉ xấp xỉ bằng 1%.
Những bãi đẻ của các loại cá này dường như không còn, chúng chỉ sinh sản phân tán, rải rác trên khu vực thượng nguồn các sông suối. Trên hệ thống sông Hồng, sự phân bố của 4 loài cá này ngày càng thu hẹp, đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng.
Theo đó, cá Bỗng có tên khoa học là Spinibarbus denticulatus, thuộc họ cá chép. Loại cá này sinh sống tại ba nước Việt Nam, Lào, Trung Quốc. Ở Việt Nam, loài cá này xuất hiện ở sông Hồng, sông Lam, sông Thu Bồn.
Loài cá này từng là loại cá Tiến Vua ngày xưa. Cá bỗng thường sống theo quần thể và đang bị suy thoái số lượng do nạn đánh bắt quá mức và ô nhiễm môi trường.
Cá chiên có tên khoa học Bagarius bagarius. Đây là loài cá da láng trong chi Bagarius, sinh sống ở các con sông lớn ở Nam Á và Đông Nam Á. Loài cá này chỉ có một xương trụ, không có xương dăm, có con nặng tới 30kg, dài cả mét.
Đây là cá có giá trị kinh tế lớn với giá cả cả chục triệu đồng mỗi con, trung bình mỗi kg khoảng 400-500 nghìn đồng (số liệu 2017), có trường hợp đến 1 triệu đồng/kg.
Cá anh vũ có tên gọi khác là cá mõm lợn, tên khoa học Semilabeo notabilis. Đây cũng là một trong những loài cá quý hiếm, là cá cá tiến vua ở Việt Nam trong thời phong kiến. Cá anh vũ còn thuộc nhóm "Ngũ quý hà thủy", một trong năm loại thuỷ sản quý nhất (anh vũ, cá dầm xanh, cá lăng, cá chiên và cá bỗng).
Loài cá này rất ít xương dăm, thịt thơm và ngọt khó tả, có ruột chỉ lớn hơn cái tăm một xíu. Loại cá này có đôi bành, dày, to đặc trưng.
Đáng nói, chính vì độ quý hiếm và thơm ngon mà loại cá này có giá trên thị trường rất đắt, khi về đến tay người mua đã có giá đến chục triệu/kg.
Chăm 3 cây 'gỗ nhả vàng' từ khi còn nhỏ, ông cụ sốc khi chuyên gia đến thẩm định giá 1000 tỷ, tuyệt đối không nên bán
Được truyền từ đời ông nội, ông lão chăm sóc 3 cây gỗ quý trong sân nhà bao nhiêu năm, đến khi nghe chuyên gia thẩm định mới sốc khi biết có giá lên đến 1000 tỷ đồng.