Đời sống

Vị mưu sĩ tài ba có ‘nước cờ Tam Điệp’ quét sạch 29 vạn quân Thanh, được đặt tên cho nhiều con đường

Vị mưu sĩ tài ba có ‘nước cờ Tam Điệp’ quét sạch 29 vạn quân Thanh, được đặt tên cho nhiều con đường

Ngô Thì Nhậm (1746-1803), tự Hy Doãn, hiệu Đạt Hiên, là một danh sĩ, nhà văn, nhà ngoại giao kiệt xuất của Việt Nam trong thế kỷ 18. Ông xuất thân trong một gia đình có truyền thống văn học ở làng Tả Thanh Oai, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây (nay thuộc huyện Thanh Trì, Hà Nội). Cha ông là Ngô Thì Sĩ 1 nhà văn, nhà thơ nổi tiếng của Việt Nam.

Là 1 người thông minh, học rộng, tài cao, năm 1775, Ngô Thì Nhậm đỗ tiến sĩ, ra làm quan tại triều Lê – Trịnh, giữ chức Hộ khoa cấp sự trung, trông coi các công việc chi tiêu thuế khóa. Sau đó, ông trải qua các chức quan ở đạo Sơn Nam, đạo Thái Nguyên.

ngo-thi-nham_NYZX

Tượng Ngô Thì Nhậm.

Ngô Thì Nhậm có nhiều đóng góp to lớn cho đất nước, đặc biệt là trong cuộc chiến chống quân Thanh xâm lược. Cuối năm Mậu Thân (1788), Tôn Sĩ Nghị đem 29 vạn quân Thanh sang nước ta, mượn cơ là khôi phục nhà Lê theo lời cầu cứu của Lê Chiêu Thống, khi đó Nguyễn Huệ đã lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung.

Hay tin quân Thanh cho 29 vạn quân sang xâm lược nước ta, Ngô Thì Nhậm đã chủ động đề xuất ý kiến rút quân ra khỏi Thăng Long vào Thanh Hóa (bao gồm Ninh Bình và Thanh Hóa), lập phòng tuyến Tam Điệp - Biện Sơn, đợi Nguyễn Huệ ra phối hợp phản công. “Nước cờ Tam Điệp” này của Ngô Thì Nhậm đã giúp vua Quang Trung và quân ta đánh tan 29 vạn quân Thanh trong vòng 5 ngày. Theo ghi chép của các giáo sĩ phương Tây, chỉ còn vài trăm tên lính Thanh cùng chủ tướng Tôn Sĩ Nghị chạy thoát sang biên giới.

Chiến thắng của vua Quang Trung là 1 trong những chiến công hiển hách trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Chiến thắng ấy thể hiện tài thao lược của Quang Trung rất rõ ràng. Song cũng phải thừa nhận, chiến công ấy có vai trò quan trọng của mưu kế lui binh về Tam Điệp của Ngô Thì Nhậm.

dai-thang-vua-quang-trung-nam-1789

Quang Trung đại phá quân Thanh (Ảnh minh họa).

Sau khi cuộc chiến chống quân Thanh kết thúc, Ngô Thì Nhậm được phong làm Binh bộ Thượng thư rồi làm Tổng tài Quốc sử quán. Năm 1793, ông làm Chánh sứ sang Trung Quốc (thời Thanh) là người đứng đầu về việc ngoại giao với Trung Hoa thời đó. Được biết, phần lớn các thư từ bang giao giữ nhà Tây Sơn và nhà Thanh đều do chính tay Ngô Thì Nhậm soạn thảo. Những văn kiện ngoại giao của Ngô Thì Nhậm thể hiện rõ nguyên tắc chủ quyền lãnh thổ, danh dự quốc gia với các chính sách mềm dẻo, linh hoạt nhưng cũng không kém phần cứng rắn.

Bên cạnh đó, ông cũng đã có 2 lần đi sứ sang nhà Thanh vào những dịp rất quan trọng, khoảng các năm 1790, 1792 - 1793. Trong những lần sang Trung Quốc ông đều được vua Càn Long và triều thần nhà Thanh nể phục, hết lời khen ngợi, ban thưởng cho nhiều vật phẩm có nhiều giá trị.

photo-1-15646529161362056163876

Ảnh minh họa.

Sau khi vua Quang Trung mất, ông không được tin dùng và quay về nghiên cứu Phật học. Năm 1803, sau khi nhà Tây Sơn sụp đổ, các võ tướng và 1 số quan văn bị giải về Hà Nội bị xử phạt, trong đó có Ngô Thì Nhậm, họ bị đánh bằng roi ở Văn Miếu. Bị đánh cùng với ông còn có Phan Huy Ích, Nguyễn Gia Phan. Sau trận đòn, 2 người còn lại vẫn sống sót, riêng chỉ có Ngô Thì Nhậm qua đời. Tương truyền người chủ trì cuộc phạt đánh đòn ông là Đặng Trần Thường – người từng có mối thù không đội trời chung với Ngô Thì Nhậm. Chiếc roi dùng để đánh Ngô Thì Nhậm đã được tẩm độc, vì vậy chẳng mấy sau trận đòn mà vị danh sĩ qua đời.

Đến nay những đóng góp to lớn của Ngô Thi Nhậm cho lịch sử Việt Nam vẫn luôn được người đời sau ghi nhớ. Tên của ông được đặt cho nhiều đường và trường học ở nhiều tỉnh trên cả nước. Tại Hà Nội có 2 con đường mang tên Ngô Thì Nhậm ở quận Hai Bà Trưng và Hà Đông, ngoài ra còn có trường học ở Ninh Bình, Hà Nội…đều mang tên vị danh sĩ này.

 

Sự thật vụ việc vua Quang Trung bị vua Gia Long quật mộ 3 đời, mối thù ‘sấm truyền’ gây rùng mình

Sử sách ghi chép lại rằng trong những ngày trước khi lâm chung, Vua Quang Trung luôn bị ám ảnh bởi sự phục thù của Nguyễn Ánh (vua Gia Long), mối thù nhiều đời gây ám ảnh.