Nữ tướng lừng danh sử Việt: Người có công khai phá, lập ra Hải Phòng, được đặt tên cho 1 quận ở đây
Lê Chân (? – 43) là 1 trong những nữ tướng xuất sắc của Hai Bà Trưng. Bà được coi là người có công khai phá và lập ra làng An Biên xưa – nay là Hải Phòng.
Vào những năm 40 sau Công Nguyên, quân Đông Hán xâm lược nước ta, khi ấy sắc đẹp và đức hạnh của bà Lê Chân nổi tiếng khắp vùng. Chuyện đến tai Thái Thú Tô Định – 1 kẻ tàn bạo, tham lam, hắn định dùng quyền thế để ép nàng làm vợ. Tuy nhiên, bà Lê Chân Lê Chân nhất mực từ chối. Chuyện hỏi cưới không thành, Tô Định đã hãm hại bố mẹ ruột của bà. Căm giận quân cướp nước, Lê Chân mang nặng tâm tư thù nhà, nợ nước, tìm thầy học binh thư, võ nghệ.
Tượng đài nữ tướng Lê Chân ở Hải Phòng.
Sau khi võ nghệ tinh thông, bà đã dong thuyền đến vùng đất An Dương, Hải Phòng để chiêu tập binh mã. Khi bà đến đây, vùng đất này chỉ là những vùng đất hoang. Nhận thấy nơi đây đất đai màu mỡ, sông ngòi chằng chịt, địa thế hiểm trở thuận tiện cho việc lập căn cứ bà đã bắt tay vào khai khẩn, lập ấp mở làng, tích trữ lương thảo, sắm sửa vũ khí, nhớ quê cũ bà đặt tên cho nơi này là An Biên. Chỉ vài năm sau, An Biên đã trở nên sầm uất, nhộn nhịp hơn, khách thập phương nườm nượp tìm đến giao thương buôn bán.
Nắm trong tay lương thảo, binh sĩ Lê Chân lên xứ Đoài gặp Hai Bà Trưng Trắc và Trưng Nhị để xin được tham gia đánh giặc. Gặp được người đồng tâm mưu nghiệp lớn, Lê Chân cùng Hai Bà Trưng ngày đêm bàn tính kế sách khởi nghĩa diệt quân Đông Hán.
Năm 40, cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng bùng nổ, bà Lê Chân đã đứng lên kêu gọi nhân dân vùng lên, tham gia khởi nghĩa. Vì vậy, tham gia cuộc khởi nghĩa này ngoài bà Lê Chân còn có sự giúp sức của các anh hùng nữ tướng như Thánh Thiên, Thiều Hoa, Bát Nạn, Nàng Nội, Ả Là, Lê Ngọc Trinh…Với khí thế như vũ bão chỉ trong 1 thời gian ngắn, nghĩa quân đã chiếm được 65 thành trì, đập tan ách thống trị của nhà Hán. Bà Trưng Trắc sau đó được tướng sĩ, nghĩa quân tôn làm vua (lấy hiệu là Trưng Vương). Trưng Vương xét công lao ban thưởng tướng sĩ. Lê Chân khi ấy 24 tuổi, được phong là Thánh Chân công chúa, ban chức Chưởng quản binh quyền coi giữ vùng hải tần (duyên hải Đông Bắc).
Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
Sau khi nắm binh quyền trong tay, bà Lê Chân tiếp tục cho mở rộng trang trại, vận động nhân dân khai khẩn đất hoang dọc theo sông Tam Bạc, biến thành đồng lúa, nương dâu. Tiếp nối công đức của cha mình, Lê Chân cứu giúp người nghèo, khuyến khích nghề nông phát triển nên dân cư trong vùng thêm đông đúc, trù phú.
Sau 3 năm, quân Đông Hán tiếp tục kéo sang xâm lược nước ta. Bà Lê Chân cùng với Hai Bà Trưng và cùng nhiều tướng lĩnh khác đã tham gia những trận đánh ác liệt ở vùng hồ Lãng Bạc, trận đánh phá vây ở Cẩm Khê. Tuy nhiên, do lực lượng lúc này không đủ mạnh, quân ta đã thất bại. Hai Bà Trưng tuẫn tiết ở dòng sông Hát Môn còn bà Lê Chân mang quân rút về vùng núi Lạt Sơn. Tại đây, bà đã chiêu mộ thêm binh sĩ, chủ yếu là người Lạt Sơn và các vùng lân cận chờ cơ hội phản công.
Song thế giặc mạnh, lực lượng kháng chiến của ta ngày một yếu, Bà đã hy sinh ở chiến trường Lạt Sơn (nay thuộc xã Thanh Sơn, huyện Kinh Môn, Hải Dương) trong một trận chiến không ngang sức với quân giặc vào ngày 25 tháng chạp năm 43. Theo thần tích, sau khi mất bà Lê Chân biến thành 1 phiến đá nổi, trôi về tận cửa sông Cấm, dân xã An Biên rước phiến đá về lập đền Nghè thờ phụng.
Đền thờ bà Lê Chân ở An Biên, Quảng Ninh.
Hiện nay, đến Nghè được xếp hạng là Di tích Quốc gia và được nhân gian coi là chốn linh thiêng. Người dân các tỉnh lân cận như Quảng Ninh, Thái Bình, Hải Dương thường đến lễ viếng và tham quan. Hàng năm vào dịp 25 tháng Chạp, thành phố Hải phòng thường tổ chức lễ hội dâng hương tưởng niệm ngày mất của Bà - Vị nữ tường anh hùng – Người có công xây dựng và bảo vệ quê hương.
Những tư liệu đặc sắc và hiếm hoi về Nam Phương hoàng hậu: Vị hoàng hậu cuối cùng của Việt Nam
Nam Phương hoàng hậu là vợ vua Bảo Đại, vị vua cuối cùng trong lịch sử Việt Nam. Bà là đại diện sắc đẹp của phụ nữ thời bấy giờ. Những thông tin dưới đây sẽ mang tới cho độc giả góc nhìn mới về vị hoàng hậu này.