Đời sống

Tuyến đường sắt duy nhất của VN huy động 10 vạn người để xây dựng, đứng đầu nhóm đẹp nhất thế giới

Tuyến đường sắt duy nhất của VN huy động 10 vạn người để xây dựng, đứng đầu nhóm đẹp nhất thế giới

Đường sắt Thống nhất (hay còn gọi là đường sắt Bắc Nam) là tuyến đường sắt bắt đầu từ thủ đô Hà Nội và kết thúc tại thành phố Hồ Chí Minh với quãng đường dài 1.726km. Đây là tuyến đường sắt huyết mạch của Việt Nam, nối liền hai miền Nam Bắc, góp phần quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

tuyen-duong-sat-thong-nhat-cua-viet-nam-dung-dau-nhom-dep-nhat-the-gioidocx-1685509093321

Tuyến đường sắt Bắc Nam chạy qua nhiều thành phố lớn của Việt Nam.

Lịch sử hình thành và phát triển của đường sắt Bắc Nam được chia làm 2 giai đoạn:

Giai đoạn khởi công xây dựng (1881-1936): Ddây là thời kỳ Pháp thuộc, khi mà người Pháp muốn khai thác triệt để các nguồn lợi ở Đông Dương. Người Pháp đã xây dựng các tuyến đường sắt từ Bắc vào Nam, nhưng chủ yếu nhằm phục vụ công cuộc cai trị và khai thác. Tuyến đường sắt đầu tiên được xây dựng là từ Sài Gòn tới Mỹ Tho dài hơn 70km vào năm 1881 với tổng kinh phí gần 12 triệu France. Sau đó, các tuyến đường sắt khác cũng được triển khai, như Hà Nội - Đồng Đăng, Hà Nội - Hải Phòng, Hà Nội - Lào Cai, Tân Ấp - Xóm Cục, Tháp Chàm - Đà Lạt, Sài Gòn - Lộc Ninh... Tuy nhiên, các tuyến này chưa được nối liền thành một tuyến duy nhất từ Bắc vào Nam. Mất 55 năm xây dựng, biết bao xương máu của người dân Việt Nam – phu đường sắt đã đổ xuống. Thế nhưng trong thời kì chiến tranh Việt Nam, công trình này trở thành mục tiêu đánh phá ác liệt của không quân Mỹ nhằm cắt đứt những con đường vẫn chuyển chiến lược của miền Bắc cho chiến trường miền Nam.

mot-tuyen-duong-sat-trong-nhung-nam-1920-1929-anh-tu-lieu

1 chuyến tàu Bắc Nam chạy vào những năm 1920.

Giai đoạn bị gián đoạn (1936 – 1976): Do ảnh hưởng của chiến tranh, hàng chục km đường sắt đã bị hư hại nặng nề bởi bom đạn. Thế nhưng chỉ hơn 6 tháng sau khi đất nước thống nhất, ngày 14/11/1975 Hội đồng Chính phủ ra Mệnh lệnh đặc biệt số 358-TTg quyết định khôi phục nhanh chóng tuyến đường sắt thống nhất nối lại hai miền Bắc – Nam đã bị chia cắt. Theo tài liệu được lưu tại phòng truyền thống Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam, để nối liền chiều dài hơn 1.730km đường sắt đã phải huy động hơn 10 vạn cán bộ, công nhân, bộ đội và nhân dân dọc tuyến đường sắt trong hơn 1 năm trời.

f168c3cc9f894ad71398-491

Các chiến sĩ Đại đội 4 - Đoàn pháo cao xạ sông Gianh san lấp hố bom để xây dựng đường sắt Thống nhất năm 1976.

99ecc3c79c8249dc1093-492

Học sinh, sinh viên TP. Huế tham gia xây dựng đường sắt Thống Nhất vào tháng 2/1976.

Đến cuối năm 1976 tuyến đường sắt Bắc - Nam đã được nối liền. Để khánh thành tuyến đường, phải xây dựng mới hơn 20km cầu, đặt mới 660km đường ray, kéo 1.686km dây thông tin cùng với gần 3 triệu m3 đất được đào đắp và khai thác 70.000m3 gỗ làm đường...

Sau 47 năm kể từ khi được “nối liền” đường sắt Bắc Nam vẫn là đường sắt huyết mạch của Việt Nam. Cách đây không lâu, trang cẩm nang du lịch Lonely Planet có bài viết bình chọn về "những tuyến đường sắt đẹp nhất thế giới". Trong đó, đường sắt Bắc Nam của Việt Nam (Tuyến đường sắt Thống Nhất) được gọi tên là 1 trong 8 tuyến đường sắt đẹp nhất thế giới bên cạnh đường sắt của Mỹ, Peru, Trung Quốc, Vương quốc Anh, NA Uy, New Zealand, Tanzania và Zambia.

img5816-1563378156-width640height480-1685417290073-16854172902821758996273

1 đoạn đường sắt Bắc Nam.

Với thời gian di chuyển khoảng 32 tiếng đồng hồ, hành khách có thể đi xuyên Việt và ngắm những khung cảnh tuyệt vời nơi chuyến tàu Bắc Nam đi qua, đây sẽ là 1 trải nghiệm khó quên.

 

Vị mưu sĩ tài ba có ‘nước cờ Tam Điệp’ quét sạch 29 vạn quân Thanh, được đặt tên cho nhiều con đường

Dù là 1 danh sĩ tài giỏi, xuất sắc của vua Quang Trung song vị danh sĩ này lại chết 1 cách tức tưởi bởi đòn roi. Tên của ông được đặt cho nhiều đường, trường học ở khắp các tỉnh Việt Nam.