Ngôi nhà cổ 200 tuổi được mệnh danh ‘cửu đại mỹ gia’: Rộng 1.000m2 với 180 chiếc cột gỗ quý hiếm
Nằm giữa vườn cây ăn trái xum xuê ở số 22, tổ 1, ấp Phú Hòa, xã Đông Hòa Hiệp, huyện Cái Bè, Tiền Giag, 1 ngôi nhà cổ của dòng họ Trần được xây dựng từ năm 1838, đến nay vẫn còn nguyên vẹn.
Ngôi nhà cổ này là của ông Trần Tuấn Kiệt, người ta vẫn thường hay gọi là nhà cổ ông Kiệt. Ngôi nhà cấp 4 gồm 5 gian, rộng gần 1.000m2 với 108 cây cột làm bằng các loại gỗ quý như lim, cẩm lai, giáng hương, căm xe. Dù trải qua 200 năm, ngôi nhà đến nay vẫn còn nguyên vẹn.
Tiêu biểu phải kể đến những nét hoa văn được chạm khắc, trang trí trên các bộ kèo, cột, xiên và vách rất tinh vi theo phong cách truyền thống xưa tại vùng đất Nam Bộ. Mái được lợp ngói âm dương một hàng sấp một hàng ngửa điển hình của kiến trúc cổ. Đặc biệt, toàn bộ ngôi nhà này được lắp ráp, kết dính với nhau bằng hệ thống mộng gỗ mà không dùng bất cứ 1 cây đinh sắt nào nhưng vẫn rất vững chắc.
Bên trong ngôi nhà, những vật dụng, đồ dùng từ ngày xưa vẫn còn được giữ lại như những bộ liễn đối khảm xà xừ, các bộ bàn ghế được chạm trổ rất công phu, những chiếc sập gụ bằng gỗ quý không bị mối mọt và nhiều vật dụng bằng sứ quý hiếm.
Được biết, chủ nhân đầu tiên của ngôi nhà này là bố vợ của ông Trần Tuấn Kiệt. Theo đó, bố vợ của ông thời xưa là quan tri huyện, rất thích chơi đồ cổ nên đã thuê thợ giỏi từ Huế vào để dựng nhà mất mấy năm trời mới xong. Đến nay đã có 5 thế hệ sống tại ngôi nhà này.
Năm 2002, Tổ chức Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) đã công nhận đây là 1 trong 9 ngôi nhà đẹp nhất Việt Nam (cửu đại mỹ gia), tuy nhiên đang xuống cấp nên họ đã tài trợ 1,8 tỷ đồng để vợ chồng ông Kiệt trùng tu. Ngoài ra căn nhà này cũng được UNESCO khu vực châu Á - Thái Bình Dương công nhận di sản văn hóa.
Cận cảnh 2 chiếc giường ‘trái cực’ làm từ gỗ quý của Công tử Bạc Liêu: Chạm trổ cầu kỳ, giá chục tỷ
Cặp giường 1 chiếc nóng 1 chiếc lạnh được cho là của Công tử Bạc Liêu dùng lúc còn sống, được làm từ những loại gỗ quý hiếm nhất Việt Nam, đến nay giá trị càng ngày càng cao.