Kinh ngạc 1 loại cây có vàng trong lá, Việt Nam trồng rất nhiều, giá lại vô cùng rẻ
Cây bạch đàn, hay còn gọi là cây khuynh diệp là 1 loại cây được trồng ở nhiều nước trên thế giới. Thật khó tin khi nói rằng, trên lá của cây này lại có vàng.
Cây bạch đàn có nguồn gốc từ Úc, với đặc điểm dễ trồng, sinh trưởng nhanh, chịu hạn tốt nên cây được trồng phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Hiện tại, ở Việt Nam có hơn 10 loại cây bạch đàn và được phân bổ rộng khắp cả nước. Bạch đàn đỏ thích hợp vùng đồng bằng. Bạch đàn trắng thường được trồng ở các vùng gần biển. Bạch đàn lá nhỏ có nhiều ở các vùng đồi Thừa Thiên Huế. Bạch đàn liễu có ở các vùng cao miền Bắc Việt Nam. Bạch đàn chanh trồng ở những vùng thấp và lá hay được thu gom làm tinh dầu. Bạch đàn lá bầu có ở các vùng cao nguyên. Bạch đàn to lại chỉ hợp vùng đất phù sa. Trong khi bạch đàn ướt tương thích với vùng cao nguyên Ðà Lạt thì bạch đàn mai đen thích hợp vùng cao như Lâm Đồng.
Cây bạch đàn ở Việt Nam được ứng dụng trong trong nhiều lĩnh vực như làm đồ nội thất, đồ gia dụng, làm bột giấy…Ngoài ra, lá bạch đàn còn có công dụng trong y học chữa mụn nhọt, ghẻ ngứa, phong tê thấp và các bệnh về đường hô hấp…
Vào năm 2013, giới khoa học ở Úc phát hiện ra 1 sự thật gây sốc của loài cây bạch đàn khi nhóm nghiên cứu do Melvyn Lintern của Cơ quan Khoa học Trái đất và đánh giá tài nguyên CSIRO (Úc) công bố tìm thấy vàng trong lá bạch đàn.
Theo đó, các nhà khoa học đã so sánh lá cây bạch đàn mọc gần một mỏ vàng phía Tây Úc, với những cây mọc cách đó 800m. Đồng thời, họ cũng thử trồng bạch đàn trong đất có chứa tinh thể vàng. Và kết quả đưa ra đúng như dự đoán, bên trong lá cây có chứa tinh thể vàng với kích cỡ khoảng 8 micromet.
Nguyên do của việc lá cây bạch đàn có chứa vàng là bởi rễ cây bạch đàn lan sâu đến 40m dưới lòng đất và có thể chạm đến nguồn nước ngầm gần các mỏ vàng, vì vậy chúng sẽ hút cả tinh thể vàng lên. Do vàng là kim loại độc hại với thực vật nên cây có cơ chế tự đào thải, các tinh thể vàng được dồn lên lá cây để giảm thiểu phản ứng sinh hóa độc hại.
Tại Việt Nam, các nhà khoa học chưa từng bao giờ thử xét nghiệm tinh thể kim loại trong các bộ phận của cây như rễ, thân, lá,...Tuy nhiên, với cơ chế của mình, bạch đàn tại nước ta cũng có khả năng chứa nhiều kim loại trong lòng đất hút lên.
Tuy nhiên, khối lượng vàng trong lá bạch đàn rất ít, chỉ khoảng 0,000005% của lá nên nếu để có thể thu hoạch vàng từ lá cây bạch đàn để làm giàu là rất khó. Ước tính vàng trên lá của 500 cây bạch đàn mới có thể làm ra 1 chiếc nhẫn nhỏ. Dù không thể thu hoạch vàng từ lá của cây bạch đàn nhưng các nhà khoa học cho rằng có thể phát hiện các mỏ vàng ngầm nhờ cây bạch đàn, mở ra tiềm năng mới trong công nghệ phát hiện mỏ kim loại trong tương lai.
Ngôi nhà cổ 200 tuổi được mệnh danh ‘cửu đại mỹ gia’: Rộng 1.000m2 với 180 chiếc cột gỗ quý hiếm
Ngôi nhà cổ nổi của đại gia miền Tây này đã được các nhà khảo cổ Nhật xếp vào loại ‘cửu đại mỹ gia’ ở Việt Nam và được UNESCO khu vực châu Á - Thái Bình Dương công nhận di sản văn hóa.