Có gì ở bức tranh ‘Bình minh trên nông trang’ đắt nhất nhì Việt Nam từng được định giá hơn 14 tỷ?
Bức tranh "Bình minh trên nông trang" là một trong những tác phẩm nổi tiếng và có giá trị cao nhất của nghệ thuật sơn mài Việt Nam, được sáng tác bởi họa sĩ Nguyễn Đức Nùng vào năm 1958. Đối với những người ít am hiểu về hội họa thì đây có lẽ chỉ là 1 bức tranh bình thường, tuy nhiên tại thời điểm bức tranh vừa ra mắt thì đây chính là bức tranh cổ vũ tinh thần lao động và chiến đấu của nhân dân ta trong giai đoạn khánh chiến chống Pháp và Mỹ, thể hiện niềm tin vào 1 tương lai tươi sáng.
Bức tranh "Bình minh trên nông trang" từng được định giá bảo hiểm 600.000USD.
Trong bức tranh này, họa sĩ Nguyễn Đức Nùng đã mô tả dáng người đàn ông lưng trần, nước da nâu xạm nắng, cơ bắp chắc khỏe, đầu đội khăn, mặt hướng về phía chân trời, chiếc quần nâu bạc màu xăn lên gần đầu gối, đôi chân trần dính những vết bùn non, phía xa chân trời điểm nhấn mạnh thị giác là hai người nông dân đang làm việc, bố cục tranh là cấu trúc của những đường định hướng, người nông dân là chủ thể chiếm diện tích lớn bên trái bề bề mặt bức tranh, làm nổi bật tình cảm và cảm xúc của hình tượng, đây cũng là chủ đích mà tác giả muốn nhấn mạnh sự lạc quan yêu đời của người nông dân Việt Nam trong lao động sản xuất.
Bức tranh “Bình minh trên nông trang” được vẽ bằng chất liệu sơn mài – 1 loại sơn có nguồn gốc từ nhựa cây. Sơn mài có đặc tính bền chắc, bóng đẹp và có thể phản chiếu lại ánh sáng. Chẳng thế mà bao nhiêu năm tháng trôi qua những bức tranh sơn mài vẫn “sáng” mãi với thời gian và được định giá rất cao trên thị trường cả trong nước và quốc tế.
Tranh sơn mài "Bình minh trên nông trang" (ngoài cùng bên trái) trưng bày tại Bảo tàng Nghệ thuật các dân tộc phương Đông, Liên Xô cũ.
Bức tranh này cũng từng được trưng bày ở Phòng trưng bày quốc gia Singapore, trực thuộc Bảo tàng Nghệ thuật Quốc gia Singapore và được định giá bảo hiểm 600.000USD (gần 14 tỷ đồng) vào năm 2015. Bức tranh cũng đã được dát vàng để tôn vinh giá trị nghệ thuật.
Nền trời trong bức tranh "Bình minh trên nông trang" được dát vàng.
Họa sĩ Nguyễn Đức Nùng (1914 - 1983) là một trong những họa sĩ có nhiều đóng góp cho sự nghiệp nghiên cứu mỹ thuật Việt Nam, ông sáng tác trên nhiều chất liệu nhưng tiêu biểu nhất là tranh sơn mài với kỹ thuật truyền thống. Các tác phẩm sơn mài của ông chủ yếu là đề tài cách mạng, kháng chiến và sản xuất, theo phong cách hiện thực với nhiều tìm tòi, thể nghiệm, sang tạo, mang tính khái quát và có giá trị nghệ thuật cao. Ông đã được Nhà nước truy tặng giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật đợt I vào năm 2000 cho các tác phẩm: Bình minh trên nông trang, Quay tơ dệt vải, Kết nạp Đảng trong tù, Mùa mưa trên công trường, Nguyễn Du đi săn, Đế quốc Mỹ lại thả bom Nguyên tử.
Họa sĩ đình đám trong ‘tứ kiệt’ của hội họa VN: ‘Cha đẻ’ bức tranh xuất hiện ở nhiều gia đình Việt
Đây là 1 trong những kiệt tác nghệ thuật đã hơn 80 năm của 1 trong ‘tứ kiệt’ hội họa Việt Nam, có thể dễ dàng bắt gặp qua những 'phố tranh' của Việt Nam. Tuy vậy, bức kiệt tác này lại có số phận cực kì long đong.