Bộ bàn ghế độc nhất Việt Nam: Làm từ 'báu vật rừng xanh' 3.500 tuổi, ngã giá hàng tỷ đồng không bán
Ông Nguyễn Công Đức là chủ nhân của bộ bàn ghế “độc nhất vô nhị” được làm bằng gỗ gù hương 3.500 tuổi ở Hòa Bình, được các đại gia trả hàng tỷ đồng nhưng không bán. Theo ông Đức chia sẻ, ông bén duyên với bộ bàn ghế từ khi mua được 1 gốc gù hương ở huyện Kim Bôi từ hơn 20 năm trước. “Hồi đó vô tình phát hiện bộ rễ lớn nằm sâu dưới lòng đất trong một khu đồi của một gia đình người Mường. Tôi gạ bán thì người chủ này đồng ý ngay với giá chỉ bằng vài chục lít rượu”, ông Đức chia sẻ.
Ông Đức cho biết đã phải tốn hàng chục triệu đồng mới có thể đào được gốc gù hương này. Cũng bởi gốc cây ăn sâu dưới lòng đất, các dễ cây len lỏi trong địa hình đất đá, rừng núi. 20 thanh niên phải đào bới hì hục suốt nửa tháng thì hệ thống dễ cây mới lộ ra, sau đó ông phải thuê thêm 10 nhân công, 10 con trâu khỏe mạnh, 5 tạ dây thừng, 200 cây chuối, ván và các vận dụng khác mới có thể vận chuyển được cây xuống núi.
Bộ bàn ghế “độc nhất vô nhị” của ông Đức làm từ 1 phần của gốc gù hương với chiều dài bàn 2,7m cùng 18 chiếc ghế. Những chiếc chế có hình thù rất đặc biệt, những chiếc rễ nhỏ to quấn vào với nhau rất sinh động và bắt mắt. Khi tới gần, 1 mùi hương thoang thoảng từ bộ bàn ghế bay ra khiến cho người ngồi ngay đó cũng thảm thấy thoải mái.
Nghe tin ông Đức sở hữu bộ bàn ghế gỗ hương độc lạ, nhiều đại từ Hà Nội và các tỉnh đã về đây mục sở thị và gạ mua với giá hàng tỷ đồng, tuy nhiên chủ nhân vẫn nhất quyết không bán.
Trong số các vị khách đến chiêm ngưỡng bộ bàn ghế này có cả một số nhà khoa học về khảo cổ. Khoảng năm 2005, một Giáo sư của Đại học Lâm nghiệp đến đây đã vô cùng kinh ngạc về bộ bàn ghế gỗ Gù hương này. Vị chuyên gia đó đã xin một mẩu nhỏ của gốc cây về để xét nghiệm. Kết quả thật khiến ông Đức càng thêm phần tự hào và bất ngờ vì gốc cây Gù hương này đã có tuổi thọ khoảng 3.550 – 4.000 năm tuổi.
Bộ bàn ghế 30 món làm bằng gỗ hương Lào lớn nhất Việt Nam: Giá 5 tỷ, 30 người làm trong suốt 2 năm
Bộ bàn ghế làm từ gỗ hương Lào được chạm khắc tinh xảo, cầu kỳ của vị đại gia Yên Bái khiến cho những người trong giới đam mê gỗ không khỏi trầm trồ.