Bộ phim đầu tiên đánh dấu sự ra đời của điện ảnh VN: Gây tiếng vang lớn, dân chúng háo hức đi xem
Trải qua 70 năm xây dựng và phát triển, nền điện ảnh nước nhà đã đạt được những thành tựu quan trọng, góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Tuy nhiên, trong giai đoạn mới phát triển, nền điện ảnh nước nhà cũng gặp không ít khó khăn.
6 năm kể từ khi Chủ tịch Hồ Chí Minh kí Sắc lệnh thành lập “Doanh nghiệp Quốc gia Chiếu bóng và Chụp ảnh Việt Nam” bộ phim truyện điện ảnh đầu tiên mới được ra đời, đó chính là bộ phim "Chung một dòng sông". Bộ phim này chính thức được khởi quay vào tháng 2/1959 bởi 2 đạo diễn Nguyễn Hồng Nghi và Phạm Hiếu Dân (tức Phạm Kỳ Nam), quay phim Nguyễn Đắc, họa sĩ thiết kế Đào Đức. Bộ phim có sự tham gia của cố NSND Trịnh Thịnh và các diễn viên khac snhuw Song Kim, Mạnh Linh, Phi Nga, Huy Công…Dù đều là những diễn viên chưa có nhiều kinh nghiệm trừ NSND Trịnh Thịnh, sau bộ phim Chung một dòng sông các diễn viên này đều trở thành diễn viên điện ảnh nổi tiếng của nước nhà.
Được biết, trước bộ phim "Chung một dòng sông" từng có 1 bộ phim khác được triển khai có tên Biển động do nhà biên kịch sân khấu Ngọc Cung viết kịch bản vào năm 1958. Tuy nhiên, bộ phim này đã không được chấp nhận bởi còn sơ lược, thiếu chi tiết sinh động, nhân vật giả tạo và ít sức thuyết phục.
Bộ phim "Chung một dòng sông" có nội dung xoay quanh mối tình của 2 nhân vật Hoài và Vận. Hai người yêu nhau từ thời kháng chiến chống Pháp. Anh Vận là du kích còn chị Hoài thường chở du kích qua sông. Khi hòa bình lập lại, Vận sống ở bờ Bắc còn Hoài lại ở bờ Nam. Theo hiệp định Geneva 1954, sông Bến Hải trở thành giới tuyến tạm thời phân chia hai bờ Nam - Bắc nước ta.
Mối tình của Hoài và Vận bị chia cắt, ngăn cản. Trong khi nhân dân bờ Bắc phấn khởi trong cảnh hòa bình thì ở bờ Nam, bọn địch bắt đầu đàn áp quần chúng. Gia đình Hoài bị truy bức. Với sự giúp đỡ của dân làng, Hoài vượt tuyến sang bờ Bắc gặp người yêu nhưng chị không ở lại mà trở về bờ Nam, cùng mẹ già và dân làng tiếp tục đấu tranh chống đế quốc và tay sai. Hạnh phúc của Hoài và Vận gắn liền với vận mệnh của dân tộc.
Bởi là bộ phim đầu tiên của điện ảnh Việt Nam nên bộ phim được đông đảo người dân chờ đón. Ngày 20/7/1959 bộ phim chính thức được công chiếu, dân chúng đã nô nức kéo đi xem. Bộ phim đã gây tiếng vang lớn và trở thành tiền đề cho những bộ phim tiếp theo của điện ảnh Việt Nam ra đời. Bộ phim đã giành được nhiều giải thưởng cao quý, trong đó có giải Bông sen vàng tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ II năm 1973.
"Chung một dòng sông" là một bộ phim có ý nghĩa lịch sử quan trọng đối với điện ảnh Việt Nam. Phim đã mở ra một kỷ nguyên mới cho điện ảnh Việt Nam. Sau đó, hàng loạt các bộ phim khác về đề tài cách mạng và kháng chiến chống thực dân Pháp, đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc được sản xuất, trong đó có nhiều bộ phim khá thành công như: “Chim vành khuyên,” “Chị Tư Hậu,” “Kim Ðồng,” “Lửa trung tuyến”...
Trong giai đoạn chống Mỹ từ 1965-1975, nhiều bộ phim xuất sắc đã ra đời, như: “Nổi gió,” “Ðường về quê mẹ,” “Người về đồng cói,” “Bài ca ra trận.” “Vĩ tuyến 17 ngày và đêm,” “Tiền tuyến gọi”... (phim truyện); “Ðầu sóng ngọn gió," “Lũy thép Vĩnh Linh,” “Những người săn thú trên núi Ðắc Sao,”…
Họa sĩ đình đám trong ‘tứ kiệt’ của hội họa VN: ‘Cha đẻ’ bức tranh xuất hiện ở nhiều gia đình Việt
Đây là 1 trong những kiệt tác nghệ thuật đã hơn 80 năm của 1 trong ‘tứ kiệt’ hội họa Việt Nam, có thể dễ dàng bắt gặp qua những 'phố tranh' của Việt Nam. Tuy vậy, bức kiệt tác này lại có số phận cực kì long đong.