Đời sống

Những giai thoại dị bản ly kỳ về ông Hoàng Bảy – vị Thần vệ quốc được thờ ở đền Bảo Hà, Lào Cai

Những giai thoại dị bản ly kỳ về ông Hoàng Bảy – vị Thần vệ quốc được thờ ở đền Bảo Hà, Lào Cai

Nhắc đến ông Hoàng Bảy những người theo tín ngưỡng thờ Mẫu thậm chí người dân cả nước đều biết. Hàng năm cứ dịp tháng 7 (âm lịch), tháng có ngày giỗ của ông Hoàng Bảy là đất Bảo Hà, Lào Cai lại đông nghịt người từ khắp mọi nơi về lễ bái, cầu cúng. Cũng không biết từ bao giờ, ngôi đền nhỏ miền sơn cước ngày càng thu hút nhiều người không chỉ để lễ bái mà còn vì xin lộc “lô đề”.

Bao_Ha_Temple_-_P1380679

Đền Bảo Hà - Di tích Lịch sử - Văn hóa quốc gia đã được Nhà nước xếp hạng vào tháng 11/1997 

Ông Hoàng Bảy ở đền Bảo Hà là ai đến nay vẫn là 1 bí ẩn, xung quanh thân thế của vị thần này có rất nhiều dị bản khác nhau. Trong đó, 1 truyền thuyết chính thống được lưu truyền trong dân gian về ông Hoàng Bảy như sau: Ông Hoàng Bảy là 1 vị tướng tài giỏi, ông là con Đức Vua Cha Ngọc Hoàng Thượng Đế. Theo lệnh vua cha Ngọc Hoàng Thượng Đế, ông giáng phàm trần; trở thành con trai thứ bảy trong danh tộc họ Nguyễn; cuối thời Lê. Ông có công đánh đuổi giặc phương Bắc giải phóng châu Văn Bàn, các châu thuộc phủ Quy Hóa ( Yên Bái, Lào Cai ngày nay) và củng cố xây dựng Bảo Hà thành căn cứ lớn.

Tuy nhiên, sau trận chiến không cân sức cùng tên tướng Tả Tỷ Vàng Pẹt của phương Bắc, ông Hoàng Bảy đã hy sinh, giặc vứt xác ông xuống sông Hồng sau đó trôi đến đền Bảo Hà. Nhân dân trong vùng do ông Lư Văn Cù đứng ra tổ chức vớt xác ông lên chôn cất và lập miếu thờ.

Để ghi nhớ công lao của ông, các vua triều Nguyễn như Minh Mệnh, Thiệu Trị đã ban sắc phong tặng ông danh hiệu “Trấn an hiển liệt” và đền thờ ông cũng được các vua triều Nguyễn cấp sắc phong là “Thần Vệ Quốc”.

den-bao-ha-2-1913

1 ban trong đền thờ Bảo Hà. 

Tuy nhiên, một vài người dân xung quanh Bảo Hà và những người đến lễ tại đây lưu truyền nhiều dị bản khác liên quan đến ông Hoàng Bảy. 1 trong số đó là ông Hoàng Bảy vốn nổi tiếng ăn chơi, phong lưu, nghiện ngập. Ông thích chơi tổ tôm, tam cúc, xóc đĩa…thậm chí hiện nay, một số người nhắc đến ông Hoàng Bảy như là 1 vị thần chuyên cho số lô đề, cá cược. Nhiều người rỉ tai nhau về việc đến đền Bảo Hà lễ ông xin “lộc số má” cho may mắn, mơ ước đổi đời. Tại đền Bảo Hà, không khó nghe những lời khân râm ran rằng: “xin ông cho con số lô hôm nay được trúng”, hay những vấn hầu giá ông Hoàng Bảy lần lượt lên “xin lộc đánh đề”.

ttxvn_den_bao_ha

Lễ hội Đền Bảo Hà - di sản văn hóa phi vật thể. 

Mặt khác, nhiều người cho rằng những ai có “căn ông Hoàng Bảy’ thì rất phong lưu, đa tình vì khi xưa ông vốn bậc phong lưu nhất mực. Hoặc nhiều người đào hoa cũng nhận rằng mình “được lộc ông Hoàng Bảy”. Sự thiêu dệt này khiến hình ảnh ông Hoàng Bảy trong tâm thức người dân bị méo mó, từ một vị Thần Vệ Quốc của miền sơn cước bị tiếng oan là Thần cho lộc lô đề. Đó là sự bất kính, kệch cỡm, mê tín và phi văn hóa.

Đây có lẽ cũng là bởi tâm lý sính lễ lộc tiền tài, bổng lộc nhưng lười nhác làm ăn mà thêu dệt lên. Vốn dĩ ông Hoàng Bảy là vị Thần vệ quốc, bảo ban dân chúng “tu nhân tích đức” chứ không hề có chuyện cho lộc lô đề, nghiện ngập, ăn chơi như nhiều người vẫn đồn đại.

 

Chân dung nữ anh hùng được in trên bộ tem đắt nhất VN: 19 tuổi đi đánh giặc, 4 lần chui rào gai thép

Trong giới sưu tập tem Việt Nam thì bộ tem có in hình nữ anh hùng lực lượng vũ trang này là bộ tem được đánh giá đắt nhất. Ngoài ra, tên của chị cũng được đặt cho nhiều con đường ở các thành phố lớn Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng…