Đời sống

Vị bộ trưởng được Bác Hồ trân trọng, từng bị kết tội nhầm là Việt gian, suýt bị xử tử vì 1 bộ âu phục

Vị bộ trưởng được Bác Hồ trân trọng, từng bị kết tội nhầm là Việt gian, suýt bị xử tử vì 1 bộ âu phục

Vị Bộ trưởng này từng được Chủ tịch Hồ Chí Minh rất trân trọng gọi là ‘nhà cách mạng lẫm liệt nhiều năm’, tuy nhiên từng suýt bị nhân dân xử tử vì bị hiểu nhầm là Việt gian. 

Bộ trưởng Lê Văn Hiến (1904 – 1997), ông là người mà Chủ tịch Hồ Chí Minh trân trọng gọi là ‘nhà cách mạng lẫm liệt nhiều năm’. Năm 1946, ông tiếp nhận điều hành Bộ Tài chính của Chính phủ kháng chiến, tuy nhiên lúc này Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa còn non trẻ, ngân khố gần như trống không vừa phải chống giặc đói, giặc dốt và cả giặc ngoại xâm. Lúc bấy giờ các thế lực phản động ra sức tăng cường hoạt động chống phá nề kinh tế dân chủ mới hình thành.

Dù có xuất phát điểm không phải người có chuyên môn về tài chính nhưng Bộ trưởng Lê Văn Hiến đã từng bước đưa ngành Tài chính Việt Nam thời bấy giờ phát triển và hoàn thành các nhiệm vụ được giao. Không những góp phần đảm bảo đầy đủ cơ sở vật chất cho cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp giành thắng lợi quyết định, mà còn chuẩn bị đủ vật lực cho sự nghiệp khôi phục kinh tế sau ngày hòa bình lập lại, tạo cơ sở vững chắc cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

an_xua_tich_laso_96anh_3_CMUA

Bộ trưởng Lê Văn Hiến (thứ 7 từ trái sang).

12 năm trên cương vị Bộ trưởng Bộ Tài chính, ông Lê Văn Hiến luôn được Chính phủ tín nhiệm, ông luôn kiên trì thực hiện những việc lớm liên quan đến lợi ích quốc gia, tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí.

Tuy nhiên, trước khi trở thành vị Bộ trưởng được Bác Hồ trân trọng, nhân dân tín nhiệm như vậy ông Lê Văn Hiến từng suýt bị nhân dân xử tử nhầm vì nghi ngờ là Việt gian.

Vào ngày 17/8/1945, trên đường đi gặp Ủy ban Kháng chiến Quảng Ngãi, ông Hiến bị bắt giam tại làng Ba La. 1 ngày sau quân Nhật ập tới bắn vào làng Ba La, mọi người đều chạy toán loạn tìm nơi ẩn nấp. Lúc này, ông Hiến đang bận âu phục, nghĩ bất tiện, liền chạy vào nhà một anh nông dân xin mượn bộ áo rách rồi tìm chỗ núp. Sau trận càn của quân Nhật, thì anh nông dân kia mang ngay bộ âu phục trình Ủy ban quân sự, nghi người đổi áo là Việt gian. Vậy là ông Hiến bị vây bắt.

Lệnh xử tử ông Hiến đã sắp được thi hành, thì may mắn thay nhờ lời nói có lý của ông mà lệnh này đã được hoãn: “Các anh hãy trói tôi lại đã, và nếu tôi là Việt gian thì chẳng cần giết tại đây làm gì, nên đem tôi về trụ sở Ủy ban và sau khi tuyên án sẽ xử tôi trước mặt quân sĩ và dân chúng, như thế có lợi cho cách mạng hơn”.

11151756830 (1)

Ông Lê Văn Hiến và vợ - bà Lê Thị Xuyến.

Tuy nhiên, trên đường giải về cho trụ sở Ủy ban, ông Hiến liên tục bị chỉ trích và nhiều người đòi chặt đầu ngay. Ông bị quy cho tội ‘chỉ điểm’ quân Nhật tới bắn phá ngôi làng. Không còn cách nào khác, ông bình thản đón nhận, và xin được nói lời cuối trước khi chết: “Tôi nói đây không phải để tự chữa mình, nhưng để cho sau khi tôi chết, dân chúng Quảng Ngãi ít ra cũng biết đã xử tử một người nào. Giết Việt gian, hành động ấy rất cách mạng, tôi kính cẩn nghiêng mình trước hành động ấy.

Riêng tôi, mặc dầu đã thấy đồng bào cạn xét mà giết lầm, tôi chẳng có chút gì oán hận. Anh em vì sốt sắng với cách mạng mà lầm, thì tôi vì sự lầm ấy mà chết, cái chết oan ấy cũng vì cách mạng, vì tiền đồ của dân tộc. Tôi hết lời”.

May sao, thấu được gan ruột của ông, lệnh ngừng bắn được thực hiện. Chiều hôm ấy, ông Hiến viết thư cho Ủy ban tỉnh bộ nhờ người gặp, và thế là ngay hôm sau đã có người đến đón ông ra khỏi nhà giam. Chỉ tích tắc chậm trễ, hẳn hồn vị bộ trưởng tương lai đã thoát xác.

Sau nhiều năm cống hiến, Bộ trưởng Lê Văn Hiến qua đời vào ngày 15 tháng 11 năm 1997 tại Hà Nội, hưởng thọ 94 tuổi.