Đời sống

Tỉnh có nhiều Tiến sĩ nhất lịch sử khoa bảng Việt Nam, được gọi là ‘lò tiến sĩ xứ Đông’

Trong suốt 800 năm lịch sử khoa bảng Việt Nam có khoảng 3.000 tiến sĩ thì tỉnh này có gần 490 người, chiếm 1/6 số tiến sĩ cả nước. 

Trong suốt hơn 800 năm lịch sử khoa bảng Việt Nam, từ năm 1075 đến năm 1919, đã có hàng nghìn người đỗ đạt các cấp học vị, trong đó, danh hiệu Tiến sĩ là cao quý nhất. Và khi nhắc đến vùng đất có truyền thống khoa bảng rực rỡ nhất, không thể không kể đến Hải Dương.

999999999999999999999999-1702998877157568127672_11zon

Tỉnh Hải Dương.

Với gần 490 vị tiến sĩ, Hải Dương xứng đáng được mệnh danh là "xứ đông Khoa bảng". Đặc biệt, huyện Nam Sách nhiều nhất cả nước với 125 vị tiến sĩ và 36 người đỗ đại khoa. Làng Mộ Trạch (Tân Hồng, Bình Giang) còn được biết đến là "lò tiến sĩ xứ Đông"với 39 người đỗ tiến sĩ. Tính theo đơn vị hành chính trước năm 1900 thì Nam Sách có 109 vị tiến sĩ nho học, 123 vị theo địa giới hành chính trước năm 2008. Còn theo đơn vị hành chính hiện nay có 107 người, gồm: 6 trạng nguyên, 4 bảng nhãn, 4 Thám hoa, 23 hoàng giáp, 66 tiến sĩ và 4 học vị tương đương với tiến sĩ.

Hầu hết các nhà khoa bảng huyện Nam Sách sau khi đỗ đạt đều ra làm quan, đem tài năng, tâm huyết của mình để cống hiến cho đất nước, cho quê hương trên nhiều lĩnh vực như chính trị, quân sự, ngoại giao, văn hóa, giáo dục...

Những nhân tài tiêu biểu kể đến như ông Mạc Đĩnh Chi từ nhỏ đã có tiếng học giỏi, đỗ Trạng nguyên năm 1304, là người khiến vua nhà Nguyên tâm phục, khẩu phục, tấn phong làm Lưỡng quốc Trạng nguyên.

hai-duong-24-ngoisaovn-w700-h398

Đền thờ Mạc Đĩnh Chi ở thôn Long Động, xã Nam Tân, huyện Nam Sách (ảnh tư liệu)

Ở thời Lê có bảng nhãn Ngô Hoán được triều đình cử giữ chức Hiệu thứ đông Các đại học sĩ. Năm Đoan Khánh thứ nhất (1505) đời vua Lê Uy Mục, ông được cử làm Hiến sát ở Thanh Hóa, sau thăng đến chức lễ bộ Thượng thư. Ngô Hoán không chỉ là một vị quan thanh liêm, chính trực mà ông còn là một nhà thơ lớn ở thế kỷ 15. Dưới triều vua Lê Thánh Tông, ông là một trong những thành viên của hội Tao Đàn “Nhị thập bát tú”…

Truyền thống khoa bảng không chỉ là niềm tự hào của người dân Hải Dương mà còn là một phần di sản văn hóa quý báu của dân tộc Việt Nam. Nó thể hiện tinh thần hiếu học, ý chí vươn lên của người Việt, đồng thời cũng là minh chứng cho sự phát triển của nền giáo dục nước nhà.