Đời sống

Gia đình trí thức có 5 cha con đều là giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ: Vượt khó để chinh phục đỉnh cao tri thức

Gia đình trí thức có 5 cha con đều là giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ: Vượt khó để chinh phục đỉnh cao tri thức

Không chỉ có 5 cha con mà các con dâu, con rể của gia đình trí thức này cũng đều là giáo sư, nhà giáo và cán bộ cấp cao trong quân đội. 

PGS. Lê Bá Hán (1933 – 2006) quê ở huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tinh. Ông là 1 trong những người thầy tài năng đã dìu dắt nhiều lứa học trò trở thành giáo sư, tiến sĩ và được kính trọng. Năm 1957, sau khi tốt nghiệp xuất sắc Đại học Văn khoa Quốc gia, ông được giữ lại làm cán bộ giảng dạy tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội. 2 năm sau khi Phân hiệu Đại học Vinh được thành lập, ông cùng 15 đồng nghiệp được phân nhiệm vụ vào giảng dạy tại đây. Trong suốt 10 năm đầu mới thành lập, Đại học Sư phạm Vinh đã 7 lần bị sơ tán qua nhiều địa điểm do bị không quân Mỹ phá hoại, cũng là 7 lần gia đình và các con của ông Hán phải chuyển nhà, chuyển trường. Dù vậy, vượt qua những khó khăn này, gia đình PGS. Lê Bá Hán vẫn bám trụ, tận tụy với nghề.

69d4072111t80050l0

PGS. Lê Bá Hán cùng vợ và các con.

Suốt thời gian gắn bó ở trường Đại học sư phạm Vinh, PGS. Lê Bá Hán từng đảm nhận nhiều chức vụ quan trọng như: Chủ nhiệm bộ môn Lý luận văn học, Chủ nhiệm chuyên ngành Lý luận và Lịch sử văn học (hệ đào tạo sau đại học); Chủ tịch Hội đồng Khoa học của trường.

Ông được phong chức danh PGS năm 1984, Nhà giáo ưu tú năm 1992, từng là Ủy viên Hội đồng Học hàm chuyên ngành Văn học trực thuộc Hội đồng chức danh Nhà nước; Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.

69d4071900t35431l0

Đại tướng Võ Nguyên Giáp chụp ảnh với PGS Lê Bá Hán (người đứng hàng phía sau) cùng một số cán bộ khoa học ở Đại học Vinh năm 1997 (Ảnh tư liệu)

Noi theo tấm gương tri thức của cha mình, 4 người con của PGS. Lê Bá Hán đều là những người thành đạt trên con đường học vấn. Hai người nối nghiệp cha theo ngành khoa học xã hội là PGS.TS Lê Quang Hưng - bảo vệ tiến sỹ Ngữ văn tại Đại học Sư phạm Hà Nội, hiện là Trưởng khoa Việt Nam học của trường đại học lớn này, và cô con gái thứ ba, PGS.TS Lê Thị Hoài Phương, bảo vệ tiến sỹ chuyên ngành Phê bình – Lý luận sân khấu tại Trường Đại học Quốc gia Sân khấu, Âm nhạc và Điện ảnh Lêningrat, Liên bang Nga (trước đây). Hai chị em gái, chị đầu và em út lại đam mê lĩnh vực khoa học tự nhiên, đều lấy bằng tiến sỹ tại các trường đại học danh tiếng của Pháp. Con gái đầu PGS.TS Lê Thị Hoài Châu, một chuyên gia về didactic toán, bảo vệ luận án tiến sỹ ngành Lý luận dạy học tại Đại học Joseph Fourier – Grenoble, cô là người Việt Nam đầu tiên bảo vệ thành công luận án tiến sũ chuyên ngành Lý luận dạy học tại Pháp và là người có công hàng đầu trong việc truyền bá và giảng dạy các lý thuyết của trường phái Pháp (didactic) ở Việt Nam.

69d4072625t88100l0

GS.TS Lê Thị Hoài An cùng chồng GS.TS Phạm Đình Tảo.

Con út của PGS. Lê Bá Hán - Lê Thị Hoài An hiện là GS. TSKH của Đại học Paul Verlaine Metz, Cộng hòa Pháp. Bà là Giám đốc Trung tâm nghiên cứu lý thuyết và ứng dụng tin học, Đại học Paul Verlaine Metz, chủ tịch Hội đồng chuyên gia chuyên ngành tin học, Đại học Metz, Cộng hòa Pháp. Chồng của bà là ông Phạm Đình Tảo – giáo sư, tiến sĩ tại Viện khoa học ứng dụng Quốc gia Rouen phát triển thuật toán DCA.

Những đóng góp to lớn của gia đình PGS. Lê Bá Hán cho nền khoa học nước nhà là tấm gương sáng cho các thế hệ kế tiếp noi theo.