Đời sống

Triều đại duy nhất trong lịch sử VN có 2 vị vua chung 1 ngai vàng: Cục diện rối ren, sứ quân nổi dậy

Triều đại duy nhất trong lịch sử VN có 2 vị vua chung 1 ngai vàng: Cục diện rối ren, sứ quân nổi dậy

Triều Ngô (939-965) là triều đại quân chủ trong lịch sử Việt Nam, được thành lập bởi Ngô Quyền sau khi đánh tan quân Nam Hán ở chiến trận Bạch Đằng năm 938. Triều Ngô được coi là triều đại đầu tiên khai sáng thời kỳ độc lập của nước Việt sau hơn một ngàn năm bị Trung Hoa thống trị.

1-1670412540657-16704125411061107968501

Năm 944, sau khi Ngô Quyền qua đời, con trai của ông là Ngô Xương Ngập không được kế vị mà bị Dương Tam Kha, 1 tướng quân họ Dương (em vợ của Ngô Quyền) cướp ngôi. Dương Tam Kha tự xưng là Dương Bình Vương, nhưng không được các thủ lĩnh khác công nhận. Nhiều nơi nổi dậy, gây ra tình trạng loạn lạc. Trước thời điểm này, Ngô Xương Ngập cùng em trai là Ngô Xương Văn đã lật đổ Dương Tam Kha, dành lại ngôi vương cho nhà Ngô, cả 2 anh em cùng lên nắm quyền. Ngô Xương Văn cai trị phía Đông Bắc, còn Ngô Xương Ngập cai trị phía Tây Nam.

trieu-dai-nao-co-2-vi-vua-chung-mot-ngai-vang-trong-su-viet

Do Ngô Xương Ngập và Ngô Xương Văn cùng ngồi trên ngai vàng, nắm quyền lực như nhau nên triều đình ngày càng trở nên rối ren, bao gồm cả việc các sứ quân cát cứ bắt đầu hình thành và nổi dậy.

3-1670412558650-1670412559017851169923

Vào năm 965, Ngô Xương Văn lâm bệnh qua đời. Năm 967, Ngô Xương Ngập qua đời, con trai của ông là Ngô Xương Xí lên ngôi. Ông xưng là Ngô An Vương, có miếu hiệu là Thế Tông.

Năm 968, Ngô Xương Khoát bị Đinh Bộ Lĩnh đánh bại và bỏ mạng. Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi vua, xưng là Đinh Tiên Hoàng, thành lập nhà Đinh. Nhà Ngô chấm dứt tồn tại sau 29 năm.

 

Khi nào gọi là ‘Vua’, khi nào là ‘Hoàng đế’: 99% học sinh giỏi Sử cũng không biết điều này

Dù là những từ đồng nghĩa, gần nghĩa đều để chỉ người đứng đầu của 1 nước thế nhưng danh xưng ‘Vua’ và ‘Hoàng đế’ lại được dùng khác nhau trong các ngữ cảnh lịch sử.