Việt Nam sở hữu 2 ‘kho báu’ khoáng sản lớn thứ 2 thế giới, là ‘át chủ bài’ thu hút công nghệ bán dẫn
Theo công bố năm 2022 của Cục Khảo sát địa chất Mỹ, trữ lượng và tài nguyên đất hiếm và bô xít ở Việt Nam có trữ lượng đứng thứ 2 thế giới.
Đất hiếm
Đất hiếm là một trong những nguyên liệu chiến lược để sản xuất chất bán dẫn, cần thiết cho nhiều ngành công nghiệp cao như: Điện, điện tử, quang học, laser, vật liệu siêu dẫn, chất phát quang…của Mỹ, châu Âu, Nhật, Hàn Quốc. Ở Việt Nam, đất hiếm có trữ lượng dồi dào khiến không ít nhà sản xuất bán dẫn thèm muốn. Theo Cục Khảo sát địa chất Mỹ, trữ lượng đất hiếm ở Việt Nam đạt tới 22 triệu tấn, đứng thứ 2 thế giới, chỉ sau Trung Quốc 44 triệu, trên tổng lượng thế giới 130 triệu. Đất hiếm tại Việt Nam phân bố chủ yếu ở vùng Tây Bắc. Các mỏ đất hiếm như Đông Pao, Nam Nậm Xe, Bắc Nậm Xe, Yên Phú…Sở dĩ vùng Tây Bắc có nhiều mỏ đất hiếm bởi ở đây tồn tại rất phong phú các đá magma kiềm, á kiềm giàu các nguyên tố đất hiếm, đây là các điều kiện thuận lợi để hình thành các mỏ đất hiếm.
Hiện nay, 5 quốc gia có lượng đất hiếm lớn nhất thế giới gồm có: Trung Quốc (44 triệu tấn), Việt Nam (22 triệu tấn), Brazil (21 triệu tấn), Nga (21 triệu tấn), Ấn Độ (6,9 triệu tấn).
Bô xít
Bô xít là một loại quặng nhôm. Từ bô xít có thể tách ra Alumin (Al2O3 - nguyên liệu chính để luyện nhôm trong các lò điện phân). Quá trình sản xuất nhôm từ quặng bô xít trải qua hai công đoạn quan trọng: Sản xuất alumin (Al2O3) theo công nghệ Bayer và điện phân Alumin thành nhôm (Al). Bô xít là nguồn tài nguyên lớn, là cơ sở để hình thành ngành công nghiệp luyện nhôm phát triển lâu dài, là một nguồn lực quan trọng góp phần vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Theo khảo sát năm 2022 của Cục Khảo sát địa chất Mỹ công bố, trữ lượng bô xít ở Việt Nam đạt khoảng 5,8 tỷ tấn, đứng thứ 2 thế giới sau Guinea với 7,4 tỉ trên tổng lượng thế giới 31 tỉ.
Bô xít tại Việt Nam có hai loại chính, gồm bô xít nguồn gốc trầm tích tập trung ở các tỉnh phía Bắc như Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Giang, Sơn La và Nghệ An. Bô xít nguồn gốc phong hóa laterit từ đá bazan tập trung ở các tỉnh phía Nam như Kon Tum, Đắk Nông, Lâm Đồng, Đồng Nai, Bình Dương, Phú Yên và Quảng Ngãi. Hiện nay, Đắk Nông là tỉnh có trữ lượng bô xít lớn nhất cả nước.
Đất hiếm và bô xít à những nguyên liệu cần thiết để sản xuất ra các loại chất bán dẫn như silic (Si), germani (Ge), gali (Ga), arsênic (As), indi (In), antimon (Sb), tellur (Te) và các hợp chất bán dẫn khác. Đặc biệt, đất hiếm có thể được sử dụng để tạo ra các loại chất bán dẫn siêu dẫn, có khả năng dẫn điện gần như không có điện trở khi ở nhiệt độ thấp. Các loại chất bán dẫn siêu dẫn có ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực như y tế, quân sự, năng lượng, viễn thông và máy tính. Hiện nay, các ngành công nghiệp 4.0 trên toàn cầu đang chạy đua để có được nguồn cung các khoáng sản quan trọng này. Đây là cơ hội cũng như thử thách cho Việt Nam, là giai đoạn mà Việt Nam cần phải có những chính sách và giải pháp phù hợp để phát triển bền vững ngành công nghiệp bán dẫn, tận dụng tối đa tiềm năng của nguồn tài nguyên quý giá này.
Không chỉ Bôxít, Việt Nam còn sở hữu loại khoáng sản quý hiếm có trữ lượng lớn thứ 2 thế giới
Ngoài Bôxít, ở Việt Nam còn có một loại khoáng sản quý hiếm khác. Nước ta hiện đứng thứ 2 thế giới, chỉ sau Trung Quốc về trữ lượng loại khoáng sản này.