Đời sống

Đại điền chủ sáng lập ngân hàng tư nhân đầu tiên Việt Nam: Giàu có nhất Nam Kỳ,đám tang 7 ngày 7 đêm

 

Trần Trinh Trạch (1872-1942) là một doanh nhân, nhà tư sản lớn của Việt Nam đầu thế kỷ 20. Ông là người sáng lập và đồng chủ tịch Ngân hàng Việt Nam, ngân hàng tư nhân đầu tiên do người Việt Nam sáng lập và điều hành.

Ông Trần Trinh Trạch sinh ra trong 1 gia đình nghèo từ miệt Biên Hòa, Đồng Nai sau đó trôi dạt về ấp Cái Dầy, Bạc Liêu khai khẩn đất hoang. Ông phải đi làm mướn từ khi mới 12-13 tuổi cho 1 điền chủ quốc tịch Pháp. Ông được ông chủ cho đi học tiếng Pháp thay thế con trai của ông (vì cậu chủ vốn lười biếng, ham chơi), nhờ vậy ông có nền tảng ngôn ngữ sau này làm viên chức cho Tòa hành chính tỉnh Bạc Liêu.

1 (2)

Chân dung đại điền chủ Trần Trinh Trạch.

Cơ duyên đã đưa ông Trần Trinh Trạch gặp gỡ được ông Phan Văn Bì là bá hộ có ruộng đất nhiều nhất Bạc Liêu. Thấy ông Trạch mặt mũi sáng sủa, hiểu biết tinh thông nên ông Bì đã giới thiệu cô con gái thứ tư tên Phan Thị Muồi.

Năm 1895, sau khi tìm hiểu cả 2 đã làm đám cưới, Bá hộ Bì cho vợ chồng ông 1 sở đất riêng. Ông Trần Trinh Trạch từ đó cũng thôi làm công chức chuyển sang làm điền chủ. Ngoài ra, đất ruộng Bá hộ Bì tách bộ (địa bạ) chia cho các con đều lần lượt lọt vào tay chàng rể thứ tư vì các con và rể khác của ông Bì mê cờ bạc, lần lượt đem cầm cố cho ông Trạch, không chuộc được, đành mất luôn. Sau khi đã gom hết ruộng đất của người nhà, ông Trạch tiếp tục công việc cầm cố đất đai của nhiều điền chủ sa cơ lỡ vận và ngày càng giàu có.

2

Vợ chồng ông Trần Trinh Trạch.

Nhờ thông minh và chớp thời cơ ông Trạch ngày càng giàu có, từ ruộng đất ông “rẽ” sang buôn muối và may mắn trúng thầu trở thành nhà cung cấp muối cho cả Nam Kỳ. Ngành kinh doanh mới này đã mang đến cho ông nhiều lợi nhuận, không ai là không biết tên tuổi của ông, từ đó ông tiếp tục mua thêm ruộng đất và trở thành đại điền chủ giàu có nhất Nam Kỳ.

Tại Nam Kỳ thập niên 1930, giới điền chủ lớn chiếm hơn 01 triệu ha ruộng đất thì riêng Hội đồng Trạch đã chiếm 145 nghìn ha, trong khi toàn bộ 04 triệu nông dân tại Nam Kỳ chỉ có 500 nghìn ha ruộng đất. Ông Trạch là chủ sở hữu của 74 sở điền, với 110 nghìn ha đất trồng lúa, gần 100 nghìn ha ruộng muối. Tương truyền, bấy giờ toàn tỉnh Bạc Liêu (gồm bốn quận Vĩnh Lợi, Cà Mau, Vĩnh Châu, Giá Rai) có 13 lô ruộng muối thì 11 lô là tài sản ông Trạch, một lô còn lại của cha sở và một lô của dân thường.

Năm 1927, ông Trạch cùng 3 người nữa đã thành lập Việt Nam ngân hàng – ngân hàng đầu tiên của Việt nam và đặt trụ sở tại Sài Gòn. Ông Trần Trinh Trạch làm Chánh Hội trưởng - tương đương với chức Chủ tịch Hội đồng quản trị ngân hàng ngày nay. Ông Huỳnh Đình Khiêm, nghiệp chủ ở Gò Công, làm Hội trưởng danh dự. Ông Nguyễn Tân Văn, nghị viên Hội đồng thành phố làm Phó H ội trưởng. Ông Nguyễn Văn Của, chủ nhà in, làm quản lý- tương đương chức Giám đốc ngân hàng ngày nay.

saigonlasocieteannamitedecredit_PEDT

Trụ sở công ty tín dụng An Nam (Việt Nam Ngân Hàng) ở góc Boulevard Charner và Ohier, Sài Gòn (góc đại lộ Nguyễn Huệ và Tôn Thất Nghiệp, TP HCM ngày nay). 

Dù có khối tài sản khổng lồ thời điểm đó nhưng ông ­Trần Trinh Trạch rất giản dị, không ăn chơi và chung thủy. Ông có 1 người vợ và 7 người con, và “Công tử Bạc Liêu” Trần Trinh Huy là người con mà ông yêu quý nhất. Phần lớn tài sản của ông gần như để lại cho “cậu ấm” này sử dụng. Ông còn cho phép con trai mua máy bay và cano phục vụ thú ăn chơi xa xỉ. Tuy nhiên, cũng chính cậu con trai mà ông chiều chuộng, đặt kì vọng nhất “Công tử Bạc Liêu” về sau này đã phá nát núi gia sản mà ông đã dày công gây dựng.

Năm 1942, ông Trần Trinh Trạch qua đời, đám tang của ông kéo dài 7 ngày 7 đêm, có hàng nghìn người tới đưa tang. Đây là 1 trong những đám tang to nhất thời bấy giờ, đến mức xe tang đưa “đại điền chủ” Trần Trinh Trạch đến nghĩa trang gia tộc cách thị xã Bạc Liêu 5km nhưng đoàn người lúc đó vẫn nối dài.

Sau khi ông Trạch mất, tài sản được chia cho các con trai của ông, tuy nhiên các con đều không có tài làm ăn như ông. Nhất là sự ăn chơi của “Công tử Bạc Liêu” Trần Trinh Huy đã góp phần làm “tán gia bại sản”. Đến đời con, cháu của “Công tử Bạc Liêu” quay trở lại cuộc sống nghèo nàn, chật vật.

 

Bí mật bên trong mộ cổ bị bỏ hoang của đại gia giàu nhất Thủ Dầu Một, nức tiếng cả xứ Nam Kỳ xưa

Đây là khu mộ cổ có quy mô lớn nhất Bình Dương, từng là 1 thương nhân lừng danh, sở hữu khối tài sản khổng lồ ở vùng đất này, tuy nhiên đến nay nó bị rơi vào quên lãng.