Đời sống

7 thông tin quan trọng về CCCD gắn chip, ai cũng nên biết kẻo thiệt thòi

Thẻ căn cước công dân (CCCD) gắn chip là loại giấy tờ tùy thân quan trọng của công dân Việt Nam. Thẻ được gắn chip điện tử có khả năng lưu trữ, tích hợp và bảo mật thông tin của công dân, giúp thuận tiện hơn trong việc thực hiện các thủ tục hành chính. Dưới đây là những điều quan trọng về CCCD gắn chip mà người dân nên biết:

Đối tượng được cấp thẻ CCCD gắn chip

Theo Luật Căn cước công dân 2014, công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên được cấp thẻ CCCD (khoản 1 Điều 19). Thẻ Căn cước công dân phải được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi (Điều 21). Trường hợp thẻ Căn cước công dân được cấp, đổi, cấp lại trong thời hạn 2 năm trước tuổi quy định thì vẫn có giá trị sử dụng đến tuổi đổi thẻ tiếp theo.

cccd-gan-chip-1521

Ngoài ra, những ai đã có Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân mã vạch được đổi sang thẻ Căn cước công dân gắn chip khi có yêu cầu hoặc khi thẻ cũ hết hạn...

Số CCCD gắn chip cũng chính là mã định danh cá nhân

CCCD có 12 số, đó cũng chính là mã định danh cá nhân của mỗi cá nhân trên hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Mã định danh này sẽ theo cá nhân đến hết đời, không thay đổi và không trùng lặp với người khác.

CCCD có thể dử dụng thay thế hộ chiếu

can-cuoc-cong-dan-gan-chip-1_1280x720-800-resize

Theo Điều 20 Luật Căn cước công dân 2014, thẻ CCCD được sử dụng thay cho việc sử dụng hộ chiếu trong trường hợp Việt Nam và nước ngoài ký kết điều ước hoặc thỏa thuận quốc tế cho phép công dân nước ký kết được sử dụng thẻ Căn cước công dân thay cho việc sử dụng hộ chiếu trên lãnh thổ của nhau. Vậy, trong một số trường hợp, thẻ Căn cước công dân hoàn toàn thay thế được hộ chiếu.

Không cần về nơi thường trú vẫn có thể làm thẻ CCCD gắn chip

Theo điều 26 Luật Căn cước công dân, công dân có thể đến bất cứ cơ quan nào dưới đây để làm thẻ CCCD: Cơ quan quản lý CCCD của Bộ Công an, Cơ quan quản lý CCCD của Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, cơ quan quản lý căn cước công dân của Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương, Cơ quan quản lý căn cước công dân có thẩm quyền tổ chức làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân tại xã, phường, thị trấn, cơ quan, đơn vị hoặc tại chỗ ở của công dân trong trường hợp cần thiết.

3d8f3b58-f810-4f1f-ae3e-a28acb06292b

CCCD gắn chip sẽ được tích hợp nhiều loại giấy tờ

Hiện nay ứng dụng VNEID do Trung tâm dữ liệu quốc gia về dân cư đã hoạt động. Ứng dụng này khi hoàn thành đến mức 2 cho phép công dân tích hợp tất cả những thông tin quan trọng như bằng lái xe, bảo hiểm y tế, thuế,…

Nhìn số thẻ Căn cước công dân biết ngay 3 thông tin

Ba số đầu tiên trên thẻ căn cước công dân chính là mã tỉnh thành phố trực thuộc trung ương hoặc mã quốc gia nơi công dân đăng ký khai sinh. Mã này được quy định cụ thể tại Phụ lục 1 và Phụ lục 2 Thông tư 59/2021 của Bộ công an; Các số tiếp theo là mã thế kỷ sinh, mã giới tính, mã năm sinh, hiện nay được quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 59.

Trường hợp không đổi sang CCCD sẽ bị phạt

Theo khoản 1 Điều 10 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định, phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi không thực hiện đúng quy định của pháp luật về cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân.

 

Tháng 9/2023: 3 quy định về CCCD gắn chip có hiệu lực, ai cũng nên biết để tránh mất quyền lợi

Đây là những quy định mới về CCCD gắn chip đã có hiệu lực vì vậy mọi người dân đều nên cập nhật để tránh mất quyền lợi của bản thân.