Nguyên nhân gây ra động đất lớn 5.0 độ gây rung chấn cho toàn Tây Nguyên và miền Trung
Trưa nay ngày 28/7, 1 trận đông đất lớn 5.0 độ richter đã xảy ra gây rung chấn cho toàn bộ Tây Nguyên và nhiều tỉnh miền Trung. Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần phát đi cảnh báo rủi ro thiên tai cấp 2. Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần phát đi cảnh báo rủi ro thiên tai cấp 2. Nguyên nhân gây ra được các nhà chức trách báo cáo.
Vào lúc 11 giờ 35 phút 10 giây (giờ Hà Nội) trưa ngày 28/7, 1 trận động đất lớn 5.0 độ richter đã xảy ra tại khu vực huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum với độ sâu chấn khoảng 8,1km. Đây là trận động đất lớn nhất từng được ghi nhận ở khu vực này. Trước khi ghi nhận trận động đất mạnh 5.0 độ, khu vực này đã xảy ra 3 trận động đất liên tiếp khác với cường độ nhẹ hơn: Trận động đất đầu tiên xảy ra lúc 3 giờ 12 phút 14 giây với độ lớn 3.4 trên địa bàn huyện khu vực huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum. Hai trận tiếp theo xảy ra lúc lúc 8 giờ 35 phút 29 giây (giờ Hà Nội) và 11 giờ 17 phút 46 giây với độ lớn lần lượt là 3.3 và 4.1.
Tâm chấn trận động đất 5.0 độ trưa nay ở Kon Tum.
Trận động đất lớn gây rung lắc khiến nhiều người hoang mang. Theo khảo sát thiệt hại bạn đầu, nhiều trường học, trạm y tế ở xã Đăk Ring và nhà dân bị nứt toạc các vách ngăn tường. Hiện chưa có thống kê thiệt hại cụ thể do trận động đất gây ra.
Không chỉ người dân Tây Nguyên mà ở các tỉnh miền Trung lân cận như Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà đều ghi nhận phản ánh của người dân về tình trạng rung lắc.
Hơn 3 năm qua, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum là điểm nóng xảy ra động đất ở Việt Nam với hàng trăm trận động đất ghi nhận được, gấp nhiều lần số trận động đất ghi nhận được ở khu vực này trong hơn một thế kỷ trước. Nguyên nhân gây ra trận động đất ở Kon Plông được các nhà khoa học Viện Vật lý địa cầu (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) nhận định là động đất kích thích, xảy ra do quá trình tích nước của hồ chứa thuỷ điện tác động lên hệ thống đứt gãy hoạt động bên dưới khiến động đất xảy ra sớm hơn so với quy luật tự nhiên. Động đất kích thích tại Kon Plông được nhận định có thể kéo dài trong nhiều năm tới.
Nhà bà Trần Thị Quy ở xã Sơn Mùa, huyện Sơn Tây, Quảng Ngãi nứt do động đất.
Động đất kích thích cũng xảy ra theo chu kỳ, có những thời điểm động đất xảy ra dồn dập, có thời kỳ yên tĩnh hơn, liên quan chặt chẽ đến quá trình vận hành tích nước của hồ chứa thủy điện.
Tại Việt Nam, động đất kích thích từng xảy ra tại thủy điện Hòa Bình, thủy điện Sông Tranh 2, thủy điện Đắk Đrink. Trong đó, động đất kích thích xảy ra tại sông Tranh 2 kéo dài hơn 10 năm với hàng trăm trận, từng gây xáo trộn đời sống người dân hai huyện Bắc Trà My và Nam Trà My (tỉnh Quảng Nam) trong thời gian dài. Động đất kích thích có thể kéo dài vài năm nhưng cũng có thể kéo dài vài chục năm như từng xảy ra tại Ấn Độ.