Khám phá mới

Bí mật về hiện tượng người tự bốc cháy, 200 người tự bốc cháy không hề có dấu hiệu bị thiêu

Đây là hiện tượng vô cùng hiếm găp, giả thuyết đặt ra cho hiện tượng này có thể là do hiệu ứng sợi bấc với nhiên liệu cháy là mỡ trong cơ thể.

Suốt chiều dài lịch sử, đã có nhiều ghi chép về những vụ việc kỳ bí mà con người tự nhiên bốc cháy mà không có nguồn lửa bên ngoài. Những vụ việc này được gọi là hiện tượng "người tự bốc cháy" (SHC) và đã thu hút sự chú ý của giới khoa học cũng như đại chúng trong nhiều thế kỷ.

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều tranh cãi và chưa có bằng chứng khoa học nào chắc chắn giải thích về hiện tượng này. Trong quá khứ, có khoảng 200 trường hợp người tự bốc cháy được ghi nhận trong 300 năm.

ly-giai-hien-tuong-co-the-nguoi-tu-nhien-boc-chay-3

Cụ thể, tháng 12/2010, 1 người đàn ông 76 tuổi chết cháy trong phòng khách ở Ireland. Gần một năm sau, nhân viên điều tra kết luận ông chết do hiện tượng kỳ lạ mang tên tự cháy ở người (spontaneous human combustion). Hiện tượng này khiến cơ thể đột nhiên bốc cháy mà không có nguồn kích hỏa bên ngoài. Theo đó, tại hiện trường, thi thể người đàn ông này có phần đầu và thân đã cháy thành tro, còn chân và tay vẫn nguyên vẹn. Đồ đạc gần đó thường bị hư hỏng rất ít.

Trường hợp bốc cháy đầu tiên được ghi nhận vào năm 1641, được bác sĩ người Đan Mạch, Thomas Bartholin (1616-1680) ghi lại về 1 hiệp sĩ người Ý - Polonus Vorstius. Anh cho biết, năm 1470, sau khi uống một ít rượu mạnh, Vorstius bắt đầu nôn ra lửa trước khi bốc cháy. Đây được coi là trường hợp tự bốc cháy đầu tiên trong lịch sử nhân loại được ghi nhận.

a5e03bc7a4cef9bd6b7090ac8e9c3df1

Năm 1673, tác giả người Pháp Jonas Dupont cũng đã xuất bản một cuốn sách nghiên cứu về các Trường hợp tự bốc cháy (SHC). Một trong những vụ nổi tiếng nhất ở Pháp là năm 1725, một chủ nhà trọ ở Paris tỉnh giấc và phát hiện vợ mình đã cháy thành tro, thi thể nằm trên tấm đệm rơm. Tấm đệm còn nguyên, không bị cháy. Đồ gỗ xung quanh bà cũng còn nguyên.

Liên quan đến những trường hợp tự bốc cháy này, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, những nạn nhân tự bốc cháy thường có những đặc điểm là người nghiện rượu mãn tính, thường là nữ giới trung niên, ngọn lửa gây ra rất ít thiệt hại tới các đồ vật xung quanh, cơ thể bốc cháy toát ra mùi hôi thối khó chịu.

nguoi-tu-boc-chay

Có nhiều giả thuyết được đặt ra trong khi nghiên cứu về hiện tượng tự bốc cháy, nhưng nguyên nhân được các nhà khoa học đồng tình nhiều nhất là “hiệu ứng sợi bấc”. Theo giả thuyết này, cơ thể con người, với lượng chất béo dồi dào, có thể đóng vai trò như một ngọn nến, trong khi quần áo đóng vai trò như bấc. Nếu có nguồn lửa kích thích, cơ thể có thể bốc cháy và tự duy trì ngọn lửa cho đến khi hết nhiên liệu. Tuy nhiên, giả thuyết này khó giải thích một số trường hợp mà nạn nhân chỉ bị cháy một phần cơ thể, trong khi xung quanh không có dấu hiệu bị cháy.

6_8f6de

Đặc biệt, chưa có vụ tự bốc cháy nào diễn ra ngoài đường phố, gần các nguồn dễ bắt lửa. Hiện tượng này cũng chỉ xảy ra ở người, không có báo cáo nào về việc động vật tự bốc cháy. Ngoài ra, giả thuyết này không thể giải thích tại sao các nạn nhân luôn bất động trong suốt thời gian bị cháy, cũng như tại sao đồ nội thất xung quanh thường vẫn còn nguyên vẹn. Hơn nữa, để có thể đốt nạn nhân thành tro, cần một nhiệt độ rất cao, vào khoảng 1.648 độ C. Nhiệt độ trong lò hỏa táng cũng chỉ đạt khoảng 982 độ C.

Do tính chất phức tạp và hiếm gặp của SHC, việc nghiên cứu và đưa ra kết luận chính xác cho hiện tượng này còn gặp nhiều khó khăn. Các nhà khoa học vẫn đang tiếp tục nghiên cứu để giải mã bí ẩn này, sử dụng các phương pháp khoa học hiện đại và phân tích các trường hợp SHC được ghi nhận.