Sau sáp nhập, hợp nhất, tên gọi dự kiến của 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh sẽ thế nào?
Nghị quyết 60-NQ/TW ngày 12/4/2025 của Hội nghị lần thứ 11 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã thống nhất chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh cả nước còn 34 đơn vị gồm 26 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc Trung ương.
Thay mặt Ban chấp hành Trung ương, ngày 12/4/2025, Tổng Bí thư Tô Lâm đã ký ban hành Nghị quyết số 60-NQ/TW Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII. Trung ương thống nhất chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh cả nước còn 34 đơn vị, gồm 28 tỉnh và 6 tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương.
Trong số 63 đơn vị hành chính cấp tỉnh hiện nay, có 11 đơn vị không thực hiện sáp nhập gồm TP.Hà Nội, TP. Huế, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Cao Bằng và 52 đơn vị còn lại sáp nhập, hợp nhất thành 23 đơn vị hành chính cấp tỉnh mới.
Tên gọi dự kiến của các tỉnh, Thành phố và trung tâm chính trị - hành chính (tỉnh lỵ) của 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh sau sáp nhập. Ảnh: TTXVN
Danh sách đơn vị hành chính cấp tỉnh mới sau sáp nhập, hợp nhất dự kiến như sau:
12. Tuyên Quang và Hà Giang sáp nhập lấy tên gọi là Tuyên Quang, trung tâm chính trị - hành chính là Tuyên Quang
13. Lào Cai sáp nhập Yên Bái lấy tên gọi là Lào Cai, trung tâm chính trị - hành chính là Yên Bái
14. Thái Nguyên sáp nhập Bắc Kạn, lấy tên gọi Thái Nguyên, trung tâm chính trị - hành chính là Thái Nguyên
15. Vĩnh Phúc + Hòa Bình + Phú Thọ sáp nhập lấy tên gọi là Phú Thọ, trung tâm chính trị - hành chính Phú Thọ
16. Bắc Ninh + Bắc Giang sáp nhập, lấy tên gọi là Bắc Ninh, trung tâm chính trị - hành chính Bắc Giang
17. Hưng Yên + Thái Bình sáp nhập, lấy tên gọi Hưng Yên, trung tâm chính trị - hành chính Hưng Yên
18. Hải Dương + TP. Hải Phòng sáp nhập, lấy tên TP. Hải Phòng, trung tâm chính trị - hành chính TP. Hải Phòng
19. Hà Nam + Ninh Bình + Nam Định sáp nhập, lấy tên gọi là Ninh Bình, trung tâm chính trị - hành chính Ninh Bình
20. Quảng Trị + Quảng Bình sáp nhập, lấy tên gọi Quảng Trị, trung tâm chính trị - hành chính Quảng Bình
21. TP. Đà Nẵng + Quảng Nam sáp nhập, lấy tên gọi TP. Đà Nẵng. trung tâm chính trị - hành chính TP. Đà Nẵng
22. Kon Tum + Quảng Ngãi sáp nhập, lấy tên gọi Quảng Ngãi, trung tâm chính trị - hành chính Quảng Ngãi
23. Gia Lai + Bình Định sáp nhập, lấy tên gọi là gia Lai, trung tâm chính trị - hành chính Bình Định
24. Ninh Thuận + Khánh Hòa sáp nhập, lấy tên gọi Khánh Hòa, trung tâm chính trị - hành chính Khánh Hòa
25. Lâm Đồng + Đắk Nông + Bình Thuận sáp nhập, lấy tên gọi Lâm Đồng, trung tâm chính trị - hành chính Lâm Đồng
26. Đắk Lắk + Phú Yên sáp nhập, lấy tên gọi Đắk Lắk, trung tâm chính trị - hành chính Đắk Lắk
27. Bà Rịa – Vũng Tàu + Bình Dương + TP.HCM sáp nhập, lấy tên là TP.Hồ Chí Minh, trung tâm chính trị - hành chính TP. Hồ Chí Minh
28. Đồng Nai + Bình Phước sáp nhập lấy tên Đồng Nai, trung tâm chính trị - hành chính Đồng Nai
29. Tây Ninh + Long An sáp nhập lấy tên Tây Ninh, trung tâm chính trị - hành chính Long An
30. TP. Cần Thơ + Sóc Trăng + Hậu Giang sáp nhập, lấy tên TP. Cần Thơ, trung tâm chính trị - hành chính TP. Cần Thơ
31. Bến Tre + Vĩnh Long + Trà Vinh sáp nhập lấy tên Vĩnh Long, trung tâm chính trị - hành chính Vĩnh Long
32. Đồng Tháp + Tiền Giang sáp nhập lấy tên Đồng Tháp, trung tâm chính trị - hành chính Tiền Giang
33. Bạc Liêu + Cà Mau sáp nhập lấy tên Cà Mau, trung tâm chính trị - hành chính Cà Mau
34. An Giang + Kiên Giang sáp nhập lấy tên An Giang, trung tâm chính trị - hành chính Kiên Giang