Bí ẩn khi hầu hạ phi tần về đêm bị “phanh phui” qua lời kể của thái giám cuối cùng nhà Thanh
- Tin nóng nhất 19/04: Con trai Hoài Linh gặp vấn đề về sức khỏe, tình cũ Cường đô la bất ngờ tái xuất
- Lời tiên tri chấn động của bà Vanga về năm 2020: Một số đã linh ứng?
- Xóa bỏ hủ tục tuẫn táng, Thanh Triều "xử lý" các phi tần sau khi Tiên đế băng hà như thế nào?
- Vì sao phi tần chỉ có thể đánh chứ tuyệt đối không thể mắng cung nữ?
Các vụ tranh đấu chốn thâm cung ở các triều đại Trung Quốc xưa luôn thu hút được sự quan tâm của mọi người. Đặc biệt những tình tiết này còn được tạo dựng để tạo thành rất nhiều bộ phim kinh điển.
Nếu bạn đã từng rùng mình khi thấy các phi tần đấu đá nhau đáng sợ thế nào trong phim thì những lời kể của vị thái giám cuối cùng thời nhà Thành về các bí ẩn đằng sau việc hầu hạ phi tần mỹ nữ khi về đêm sẽ còn khiến bạn phải run rẩy nhiều hơn nữa.
Thái giám, cung nữ - đối tượng thấp cổ bé họng nhất trong cung
Thái giám và cung nữ luôn là tầng lớp nhỏ bé thấp hèn nhất ở trong Tử Cấm Thành. Cũng chính vì thế mà cuộc sống, sinh mệnh của họ so với cỏ rác không hơn là bao. Trong các bộ phim chúng ta có thể thấy có rất nhiều công công, thái giám giảo hoạt, thế nhưng trên thực tế thái giám và cung nữ vẫn luôn là đối tượng khiêm tốn, nhát gan.
Cũng chính vì thế mà khi không thể làm hài lòng các phi tần thì cung nữ và thái giám luôn phải chịu những hình phạt vô cùng đáng sợ. Thậm chí nếu người đó không may khiến cho phi tần bực bội thì mạng nhỏ của mình cũng khó để giữ được.
Hầu hạ phi tần về đêm: Lo sợ tính mạng ngàn cân treo sợi tóc
Vào thời điểm đêm tối, thay vì say giấc nồng thì những vị thái giám và cung nữ còn căng thẳng gấp bội lần khi thực hiện công việc hầu hạ chủ tử của mình.
Theo dòng ký ức của ông Tôn Diệu Đình, cũng là vị thái giám cuối cùng còn sót lại từ thời nhà Thanh thì ngay từ ban đầu vào cung, do chưa thể nắm bắt hết các luật lệ nên các ông thường xuyên bị đổ lỗi oan từ phi tần và các cung nữ, thái giám lâu năm. Đáng sợ là có nhiều người mất mạng oan chỉ vì bị đổ cái tội "không phục vụ chủ tử chu đáo" lên đầu.
Bí ẩn nguyên nhân thái giám lâu năm có thể tránh hình phạt của phi tần khi hầu hạ về đêm
Chính những sự đau đớn, tủi nhục phải chịu đựng nên vị thái giám Tôn Diệu Đình rất tò mò là tại sao những thái giám lâu năm có thể quen được với cường độ công việc cao tới như vậy. Sau rất nhiều cách lấy lòng và nịnh nọt thì bí ẩn đó cũng được khám phá.
Thì ra để không ngủ gật thì những vị thái giám, cung nữ này đã để trong giày của mình một ít Thương Nhĩ Tử - một trong những loại thảo dược trị bệnh hô hấp hiệu quả. Thương Nhĩ Tử khi chín sẽ có gai và rất cứng, chính vì thế nếu chẳng may ngủ gật thì bàn chân của thái giám và cung nữ sẽ bị chạm vào gai loai cây này, những cơn đau nhói đột ngột sẽ giúp họ duy trì sự tỉnh táo.
Sau đó Tôn Diệu Đình có nói lại cho rất nhiều bạn bè cùng là thái giám và cung nữ để họ ít bị chịu phạt hơn. Sau này bằng khả năng của mình thậm chí ông còn được thăng tới chức Thái giám tổng quản.
'Căn bệnh thần kinh truyền kiếp' đeo bám các đời Hoàng đế Trung Hoa
(Techz.vn) - Theo các tư liệu lịch sử, hầu hết các hoàng đế Trung Hoa đều mắc bệnh thần kinh trong quá trình tại vị. Người ta vẫn thường ví “sướng như vua”, vậy tại sao lại có chuyện này?