Quyền lực quá lớn
Quyền lực quá lớn cũng có 2 mặt, nắm trong tay quyền lực bậc nhất thiên hạ, có quyền sinh quyền sát “đứng trên vạn người” nhưng lại phải đánh đổi bằng sự tự do. Trong thiên hạ có không ít những bậc tinh anh, ôm mộng đế vương, vì thế, để người trong thiên hạ trở thành nô lệ của mình, bản thân Hoàng đế cũng trở thành nô lệ của quyền lực.
Trong thiên hạ có không ít những bậc tinh anh, ôm mộng đế vương, vì thế, để người trong thiên hạ trở thành nô lệ của mình, bản thân Hoàng đế cũng trở thành nô lệ của quyền lực.
Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương khi nhắn nhủ người kế thừa của mình qua cuốn “Hoàng Minh Tổ huấn” đã thể hiện một cách rõ ràng tâm lý đề phòng thái quá.
Ông ta nói rằng: Phàm là Đế vương khi nắm quyền, cần thường trực tâm lý cảnh giác, bất kể đêm ngày đều không thể lơ là, như vậy mới không bị người ta dòm ngó, quốc gia mới không bị rơi vào tay kẻ khác...
Mỗi ngày đều phải coi mình như đang ở trên chiến trường, ban ngày chú ý quan sát lời ăn tiếng nói, hành động của mọi người, buổi tối cần phải tuần tra nghiêm mật, đảm bảo tối đa an toàn trong nội cung.
Cho dù là người tâm phúc với ta, ra sớm vào tối lúc nào cũng cận kề, cũng phải đề cao cảnh giác, cái đó gọi là cẩn tắc vô ưu.
Muốn nắm gọn quyền lực trong tay, các Hoàng đế thực sự không khác gì công bộc khi việc gì cũng phải đích thân xử lý, bởi lẽ nếu giao cho người khác, họ có thể lộng quyền, hình thành nên mối họa về sau.
Vì hai chữ quyền lực mà các Hoàng đế càng làm càng mệt. Dưới thời Chu Nguyên Chương trị vì Minh triều đã từng bãi bỏ chế độ Tể tướng, việc lớn nhỏ trong thiên hạ đều đích thân xử Hoàng đế xử lý.
Tham công tiếc việc
Trong lịch sử Trung Quốc, hầu hết các Hoàng đế đều không thể không trở thành những người tham công tiếc việc.
Tần Thủy Hoàng mỗi ngày tự yêu cầu bản thân phải xem hết 120 văn kiện viết trên trúc giản (có tác dụng như giấy viết ngày nay, nhưng làm từ các mảnh trúc ghép lại thành cuộn), mới được đi nghỉ.
Sử sách ghi chép lại, trong vòng 8 ngày liên tiếp của tháng 9, năm Hồng vũ thứ 18, Chu Nguyên Chương trung bình mỗi ngày đọc hơn 200 bản tấu sớ, xử lý hơn 400 công việc của quốc gia.
Dưới triều Thanh, vua Ung Chính cũng là người nổi tiếng tham việc. Vị vua này dường như chỉ có một đam mê duy nhất là làm việc, hoàn toàn không màng đến các thú tiêu khiển như săn bắn, du hí thưởng ngoạn cảnh đẹp trên cả nước.
Vua Khang Hy của Thanh triều đã từng giải thích một cách chuyên sâu lý do tại sao Hoàng đế các triều đại thường đoản mệnh.
Trong di chiếu của mình, ông đã viết vô cùng cảm xúc: “Từ cổ chí kim, bậc đế vương phần lớn thường đoản thọ, các bậc thư sinh vì thế mà phê bình, nói là do háo sắc đa dâm.
Tuy nhiên họ đâu biết rằng Hoàng đế vì phải đối diện với việc triều chính đau đầu, khiến người người mệt mỏi. Làm đại thần, muốn làm quan thì làm quan, không muốn làm thì nghỉ về nhà bế cháu, chu du thiên hạ.
Còn các Hoàng đế không có diễm phúc đó. Làm Hoàng đế không có đường lui, không thể về hưu”.
Cứng nhắc
Ngoài sự mệt mỏi, cuộc sống của Hoàng đế còn có một điểm nổi bật, đó là sự cứng nhắc trong mọi mặt của cuộc sống.
Bất cứ triều đại nào ở Trung Quốc, vào giai đoạn đầu lập nước đều xây dựng một bộ quy tắc, buộc các quân vương phải tuân theo, nhằm đảm bảo tử tôn đời sau không loạn, ngôi vị Hoàng đế được giữ vững.
Bộ quy tắc dưới thời Thanh có quy định, Hoàng đế phải thức giấc vào 5h sáng hàng ngày. Việc tiếp sau đó là mặc y phục.
Trang phục, mũ áo... của Hoàng đế là những thứ không thể tùy ý lựa chọn theo sở thích. Mỗi mùa, mỗi tháng, mỗi ngày khác nhau, thậm chí là cùng một ngày nhưng vào thời điểm khác nhau, nhà vua phải mặc một bộ đồ khác nhau.
Việc ăn uống, đi lại, ngủ nghỉ, cách ngồi thiết triều... tất cả đều nhất nhất phải tuân theo những quy tắc bất di bất dịch. Ngay cả việc giải quyết nhu cầu sinh lý của các Hoàng đế cũng bị hạn chế.
Trong lịch sử cổ đại, Hoàng đế Trung Hoa thường sở hữu cho riêng mình hàng tá phi tần. Thế nhưng vì quy định, nên sau những thời khắc vui vẻ nhất định, Hoàng đế vẫn buộc phải trở về trạng thái “cô độc” trong tẩm cung.
Đáng nói là nếu thời gian vui vử của Hoàng đế vượt quá giới hạn, thái giám túc trực bên ngoài sẽ hô lớn “Hoàng thượng tiết lao”, ý nói mong Hoàng thượng bớt lao lực, giữ gìn sức khỏe.
Mất cân bằng giữa năng lực thực sự và yêu cầu công việc
Hoàng đế phải đảm đương một lượng công việc vô cùng lớn, đó là sự thật hiển nhiên không cần phải bàn cãi. Hơn nữa, đây đều là những việc đại sự liên quan đến sự hưng vong của đất nước, yêu cầu bậc quân vương phải có tinh thần, năng lực và trí lực hơn người.
Với những Hoàng đế kiệt xuất, ý chí hơn người như Tần Thủy Hoàng, Lưu Bang, Lý Uyên, Chu Nguyên Chương ... quyền lực đã khiến họ cảm thấy bất kham trước những trọng trách nhiệm nặng nề, chứ chưa nói đến bậc hậu thế còn thua xa tiền bối về độ kiên cường.
Các triều đại phong kiến Trung Quốc đã hình thành nên một quy luật, đó là những Hoàng đế có công khai quốc thường có tính cách kiên nghị, tinh thần thép.
Hậu duệ kế thừa họ, khó có thể đạt được năng lực như vậy. Nguyên nhân là bởi họ được bao bọc từ nhỏ, ít có cơ hội tiếp xúc, lăn lộn ngoài xã hội.
Những yếu tố này khiến đại đa số các Hoàng đế kế vị rơi vào trạng thái thiếu năng lực cần thiết trong việc trị nước. Cuộc sống của họ, vì thế mà trở nên vô cùng áp lực, đè nặng lên hệ thần kinh.
Đó cũng là lý do vì sao, trong lịch sử phong kiến Trung Quốc lại có nhiều Hoàng đế đắm chìm vào tửu sắc đến vậy.
Các sử gia cho rằng, đây thực chất là hiện tượng trốn chạy khỏi thực tế tàn khốc của các bậc Đế vương. Nó giống như học sinh ngày nay, có thể ngày thường không quá thích lên mạng, nhưng cứ đến kỳ thi, lại lên mạng để giải tỏa tâm lý căng thẳng, bế tắc.
Sức nặng của quyền lực và sự nghiên ngặt của các quy định khiến các Hoàng đế Trung Hoa không đủ sức gánh vác.
Bóc mẽ thú chơi bệnh hoạn, quái gở của hoàng đế Trung Hoa
(Techz.vn) - Có thể nói đây là những hoàng đế Trung Quốc sở hữu những kỉ lục và sở thích quái đản nhất trong lịch sử.