5 bí kíp võ công lợi hại khó luyện nhất phim Kiếm hiệp Kim Dung, kỳ lạ nhất là môn võ của Dương Quá
Võ công là yếu tố không thể thiếu trong các tác phẩm kiếm hiệp Kim Dung. Bên cạnh những bí kíp võ công uy lực vang danh thiên hạ, cũng có những môn võ chưa cao thủ nào có thể luyện đại thành.
Trong văn hóa võ hiệp Trung Quốc, các bộ phim dựa trên tác phẩm của nhà văn Kim Dung không chỉ nổi tiếng với các câu chuyện đầy kịch tính và phức tạp mà còn với các võ công thượng thừa vô cùng đặc biệt khiến bao anh hùng tranh giành. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể luyện thành những bí kíp này, bởi chúng đòi hỏi sự khổ luyện phi thường và cả những tố chất đặc biệt.
Dưới đây là 5 bí kíp võ công lợi hại nhưng khó luyện nhất trong các tác phẩm của Kim Dung:
Lục mạch thần kiếm
Lục mạch thần kiếm là tuyệt kỹ sử dụng chân khí chạy qua kinh mạch và các huyệt đạo để biến thành kiếm khí, có thể đả thương đối thủ từ xa mà không cần chạm trán trực tiếp. Môn võ công này vô cùng lợi hại, nhưng để luyện thành điều đầu tiên người này phải là đệ tử xuất gia của Thiên Long Tự và phải có nội công thâm hậu, cao cường mới có thể luyện thành.
Trong bộ phim của Kim Dung, 5 vị cao tăng của Thiên Long Tự cùng lắm mới chỉ luyện được một trong sáu mạch kiếm pháp này. Khô Vinh Đại sư cho rằng, Lục Mạch thần kiếm là môn công phu bá đạo, nguy hiểm tột cùng, phát ra chỉ để cứu người nên chỉ truyền cho đệ tử xuất gia nhà họ Đoàn, còn đệ tử tục gia phải tự tập luyện.
Khô Vinh Đại sư cũng mới chỉ luyện thành 2 mạch. Trong suốt tiểu thuyết chỉ có Đoàn Dự và Đoàn Tư Bình - người sáng tạo ra bộ môn này đồng thời cũng là vị vua đầu tiên của nước Đại Lý và cũng là người lập ra Thiên Long Tự học được môn võ công này hoàn thiện.
Ám nhiên tiêu hồn chưởng
Ám nhiên tiêu hồn chưởng xuất hiện trong tiểu thuyết Thần điêu đại hiệp, do Dương Quá sáng tạo ra trong 16 năm chờ đợi Tiểu Long Nữ. Uy lực của môn võ công này được sánh ngang Hàng Long Thập Bát Chưởng của Quách Tĩnh.
Môn võ này có 17 tầng chiêu thức, để luyện thành không chỉ cần có nội công thâm hậu mà còn phải hòa hợp với tâm trí người luyện. Đặc biệt, để đạt được cảnh giới cao nhất của môn võ này, người luyện phải đau khổ và tuyệt vọng, nếu vui vẻ, hạnh phúc môn võ này sẽ mất đi thần hiệu.
Dương Quá đã sử dụng môn võ này để đánh bại Chu Bá Thông và Kim Luân Pháp Vương.
Dịch Cân Kinh
Dịch cân kinh xuất hiện trong tiểu thuyết Thiên Long bát bộ và Tiếu ngạo giang hồ là môn võ học chí cao vô thượng của phái Thiếu Lâm Tự. Dịch cân kinh có khả năng tăng cường nội lực, cải thiện sức khỏe và tuổi thọ của người luyện tập. Tuy nhiên, môn võ công này đòi hỏi người luyện tập phải có tâm trí thanh tịnh, không vướng bận phiền muộn.
Càn khôn đại na di
Càn Khôn Đại Na Di xuất hiện trong tiểu thuyết Ỷ Thiên Đồ Long Ký. Môn võ công tâm pháp bao gồm 7 tầng cảnh giới. Để luyện thành công tầng thứ nhất của môn võ công này cao thủ phải mất 7 năm, còn với người thường phải mất 14 năm. Đến tầng thứ 2, độ khó tăng lên gấp đôi, người giỏi cũng mất 7 năm mới luyện thành, kẻ tệ nhất nếu luyện tới 21 năm. Đặc biệt, nếu không luyện xong từng tầng thì sẽ không thể luyện tầng tiếp theo.
Trong phim truyện Kim Dung, Trương Vô Kỵ đã xuất sắc luyện thành 6 tầng Càn Khôn Đại Na Di trong thời gian ngắn. Ngoại trừ Trương Vô Kỵ, người đứng đầu đời thứ 8 của Minh Giáo có võ công cao cường nhất, cũng luyện thành Càn Khôn Đại Na Di đến tầng thứ 5 nhưng sau đó bị tẩu hỏa nhập ma mà chết.
Ngọc nữ tâm kinh
Là môn võ công bí truyền của cổ mộ trong “Thần điêu đại hiệp”. Ngọc Nữ Tâm Kinh bao gồm cả nội công và ngoại công, có khả năng hóa giải mọi đòn tấn công. Tuy nhiên, môn võ công này không dành cho nam giới luyện tập mà chỉ có thể được truyền lại cho những người phụ nữ có tâm hồn trong sáng và phẩm chất cao quý.